Ủy viên Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm và quyền hạn gì?

Cho tôi hỏi hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu thành viên? Ủy viên Hội đồng an toàn sinh học có những trách nhiệm và quyền hạn gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu thành viên?

Theo Điều 10 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học như sau:

Thành phần và cơ cấu của Hội đồng an toàn sinh học
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng) theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này. Hội đồng bao gồm ít nhất chín (09) thành viên, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục Môi trường;
b) Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cơ quan thường trực thẩm định;
c) Ủy viên thư ký là cán bộ của Cơ quan thường trực thẩm định;
d) Sáu (06) ủy viên là đại diện của các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và hai (02) chuyên gia. Trong đó, hai (02) ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện.
...

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT. Hội đồng bao gồm ít nhất chín thành viên, trong đó:

- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Tổng cục Môi trường;

- Phó chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cơ quan thường trực thẩm định;

- Ủy viên thư ký là cán bộ của Cơ quan thường trực thẩm định;

- Sáu ủy viên là đại diện của các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và hai chuyên gia. Trong đó, hai ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện.

Ủy viên Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm và quyền hạn gì?

Ủy viên Hội đồng an toàn sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm và quyền hạn gì? (hình từ Internet)

Ủy viên Hội đồng an toàn sinh học có những trách nhiệm gì?

Theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng
1. Trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng:
a) Nghiên cứu, có ý kiến về các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này và gửi cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng;
b) Tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định hồ sơ theo sự bố trí của Cơ quan thường trực thẩm định;
c) Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.
...

Theo đó, ủy viên Hội đồng an toàn sinh học có những trách nhiệm như sau:

- Nghiên cứu, có ý kiến về các tài liệu liên quan do Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp; viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT và gửi cho Cơ quan thường trực thẩm định trước khi tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng;

- Tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động khác trong quá trình thẩm định hồ sơ theo sự bố trí của Cơ quan thường trực thẩm định;

- Quản lý các tài liệu được cung cấp đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Cơ quan thường trực thẩm định sau khi hoàn thành nhiệm vụ;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính khách quan, trung thực của các nhận xét, đánh giá đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và những nội dung công việc được phân công trong quá trình thẩm định.

Ủy viên Hội đồng an toàn sinh học có những quyền hạn gì?

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 08/2013/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng như sau:

Trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng
...
2. Quyền hạn và quyền lợi của Ủy viên Hội đồng:
a) Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;
b) Đối thoại trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại các phiên họp của Hội đồng;
c) Được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng nếu có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng;
đ) Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện các nhiệm vụ: viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký, tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động, công việc khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng.

Theo đó, ủy viên Hội đồng an toàn sinh học có những quyền hạn như sau:

- Đề nghị Cơ quan thường trực thẩm định cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học; tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp cho công việc thẩm định;

- Đối thoại trực tiếp với tổ chức, cá nhân tại các phiên họp của Hội đồng;

- Được bảo lưu ý kiến và ghi trong biên bản phiên họp Hội đồng nếu có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng;

- Được hưởng thù lao theo chế độ tài chính hiện hành khi thực hiện các nhiệm vụ: viết bản nhận xét về hồ sơ đăng ký, tham gia các cuộc họp của Hội đồng và các hoạt động, công việc khác được giao trong quá trình thẩm định; được thanh toán các khoản chi phí đi lại, ăn, ở và các chi phí khác theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động của Hội đồng.

An toàn sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 4 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 4 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 3 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 3 không?
Pháp luật
Thế nào là vi sinh vật nhóm 1? Cơ sở xét nghiệm nào được xét nghiệm các loại vi sinh vật nhóm 1?
Pháp luật
Cơ sở xét nghiệm không bố trí đủ số lượng nhân viên xét nghiệm sau khi đã công bố cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Giám sát sức khỏe và bảo hộ cá nhân tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng đầy đủ quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn sinh học
453 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn sinh học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào