Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu là cán bộ công đoàn chuyên trách thì phải có trình độ lý luận chính trị từ cấp nào?
- Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu là cán bộ công đoàn chuyên trách thì phải có trình độ lý luận chính trị từ cấp nào?
- Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở là nhiệm vụ của cơ quan nào?
- Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu là cán bộ công đoàn chuyên trách thì phải có trình độ lý luận chính trị từ cấp nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 5 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
"Điều 5. Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
a) Về năng lực công tác
- Có năng lực lãnh đạo, quản lý, có kiến thức, vận dụng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương, ngành, đơn vị và của tổ chức công đoàn vào thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn theo lĩnh vực được phân công, phụ trách.
- Có khả năng cụ thể hóa chương trình, nghị quyết, kế hoạch của công đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp và khả năng xử lý những tình huống mới phát sinh, kỹ năng hoạt động công đoàn, chấp hành tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt tại nơi công tác.
b) Về trình độ
- Nếu là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc cơ cấu tại các cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
- Nếu là cán bộ công đoàn cơ sở càn có trình độ trung cấp nghề và tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
- Nếu là công nhân, lao động trực tiếp sản xuất cần có nghiệp vụ, tay nghề bậc 3/7 trở lên.
c) Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý và công tác công đoàn
- Nhân sự tại các cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp tương đương ủy viên ban thường vụ chuyên trách công đoàn cùng cấp trở lên.
- Nhân sự tại công đoàn cơ sở phải là chủ tịch công đoàn cơ sở; trường hợp cơ cấu ở công đoàn cơ sở doanh nghiệp cần chọn nơi có đông đoàn viên so với bình quân chung ở địa phương, đơn vị, ít nhất có 100 đoàn viên trở lên.
- Nhân sự là công nhân, lao động trực tiếp sản xuất phải là đoàn viên nòng cốt, đi đầu trong các hoạt động do ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức, đã được công đoàn cơ sở khen thưởng thành tích xuất sắc trong hoạt động công đoàn.
d) Về độ tuổi
- Nhân sự là cán bộ công đoàn chuyên trách các cấp, nhân sự tại các cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng yêu cầu về tuổi bổ nhiệm và giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn.
- Nhân sự tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng đảm bảo tại thời điểm giới thiệu ứng cử lần đầu tối đa không quá 70 tuổi đối với nam và 65 tuổi đối với nữ.[...]"
Như vậy Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nếu là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc cơ cấu tại các cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, phải có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
Bên cạnh đó còn phải có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên.
Cán bộ công đoàn (Hình từ Internet)
Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 18 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
"Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:
[...] d. Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm. [...]"
Như vậy tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở là nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn là nhiệm vụ của cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 23 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
"Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
[...] 4. Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ chuyên trách công đoàn theo phân cấp quản lý. [...]"
Như vậy xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn là nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?