Ủy ban kiểm tra công đoàn là gì? Ủy ban kiểm tra công đoàn làm việc theo nguyên tắc nào? Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra?
Ủy ban kiểm tra công đoàn là gì? Ủy ban kiểm tra công đoàn làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Ủy ban kiểm tra công đoàn
1. Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
2. Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên. Ủy ban kiểm tra công đoàn chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp về kết quả kiểm tra, giám sát do ủy ban kiểm tra công đoàn tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ủy ban kiểm tra công đoàn là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn.
Ủy ban kiểm tra công đoàn do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
Ủy ban kiểm tra công đoàn là gì? Ủy ban kiểm tra công đoàn làm việc theo nguyên tắc nào? Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra? (Hình từ Internet)
Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn là bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 21.2 Mục 21 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 như sau:
Ủy ban kiểm tra công đoàn theo Điều 29
21.1. Công đoàn cơ sở có từ 30 đoàn viên trở lên được bầu ủy ban kiểm tra để giúp việc cho ban chấp hành về công tác kiểm tra, giám sát.
21.2. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định theo quy định sau:
a. Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở không quá 07 ủy viên (công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra).
b. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 09 ủy viên.
c. Ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương không quá 11 ủy viên.
d. Số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra và số lượng phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định. Chủ tịch Tổng Liên đoàn ký ban hành quyết định công nhận ủy viên Ủy ban Kiểm tra và các chức danh của Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn.
...
Như vậy, số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, cụ thể:
- Đối với ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở: Tối đa 07 ủy viên.
- Đối với Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Tối đa 09 ủy viên.
- Đối với ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương: Tối đa 11 ủy viên.
- Số lượng ủy viên Ủy ban Kiểm tra và số lượng phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
Lưu ý: Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận không có ủy ban kiểm tra.
Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được bầu bổ sung trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 29 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Ủy ban kiểm tra công đoàn
...
7. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác mà không thuộc cơ cấu tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn thì đương nhiên thôi ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn, kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
8. Khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
Theo đó, trường hợp khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn thì ban chấp hành công đoàn bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.
Bên cạnh đó, theo tiết b tiểu mục 21.6 Mục 21 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định, khi khuyết chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ủy ban kiểm tra thì ủy ban kiểm tra báo cáo ban chấp hành cùng cấp trình xin ý kiến công đoàn cấp trên để thực hiện quy trình thôi ủy ban kiểm tra và bầu bổ sung ủy ban kiểm tra theo quy định.
Trường hợp đặc biệt, công đoàn cấp trên được chỉ định bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra hoặc các chức danh ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới, trong các trường hợp sau:
- Chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm ủy viên ủy ban kiểm tra.
- Chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách đang giữ chức danh hưởng phụ cấp tương đương phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trở lên làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách đang giữ chức danh hưởng phụ cấp tương đương chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trở lên làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Việc chỉ định bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra hoặc các chức danh ủy ban kiểm tra công đoàn phải được ban thường vụ công đoàn cùng cấp báo cáo xin ý kiến công đoàn cấp trên và thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp cần bầu bổ sung ủy ban kiểm tra vượt quá số lượng đã được công đoàn cấp trên phê duyệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi phí quản lý dự án là gì? Chi phí quản lý dự án được sử dụng để thực hiện những công việc nào?
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?