Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tư cách pháp nhân không? Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, có quy định như sau:
Ủy ban là cơ quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính tại Hà Nội và con dấu có hình Quốc huy; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thương mại; được bố trí biên chế hành chính chuyên trách.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có tư cách pháp nhân.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (Hình từ Internet)
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, có quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban bao gồm các đơn vị như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban bao gồm các đơn vị sau đây:
1. Văn phòng;
2. Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;
3. Ban Giám sát tổng hợp;
4. Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;
5. Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia.
Các đơn vị quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này thực hiện chức năng tham mưu giúp việc cho Chủ tịch Ủy ban; Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ủy ban do Chủ tịch Ủy ban quy định.
Các đơn vị nêu tại Điều này có các phòng trực thuộc. Chủ tịch Ủy ban quyết định số lượng và việc thành lập, giải thể các phòng trực thuộc.
Như vậu, theo quy định trên thì Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có cơ cấu tổ chức như sau:
- Văn phòng;
- Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát;
- Ban Giám sát tổng hợp;
- Ban Giám sát các tập đoàn tài chính;
- Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia
Người đứng đầu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, có quy định về Ủy ban có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch như sau:
Ủy ban có Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch:
1. Chủ tịch Ủy ban là người đứng đầu Ủy ban, hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Các Phó Chủ tịch Ủy ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Ủy ban; chịu sự phân công, chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Ủy ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
Như vậy, theo quy định trên thì Người đứng đầu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia là Chủ tịch Ủy ban, được hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện những hoạt động giám sát nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Ban hành kèm theo Quyết định 79/2009/QĐ-TTg, có quy định về Ủy ban giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động giám sát như sau:
Ủy ban giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động giám sát sau:
1. Giám sát chung thị trường tài chính quốc gia; giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính.
2. Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
3. Giám sát việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
4. Ủy ban thực hiện các nội dung giám sát nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này thông qua hoạt động giám sát từ xa, được thực hiện một cách độc lập, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện những hoạt động giám sát sau:
- Giám sát chung thị trường tài chính quốc gia; giám sát hợp nhất hoạt động của các tập đoàn tài chính.
- Giám sát điều kiện được cấp phép hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
- Giám sát việc áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động giám sát của các cơ quan thanh tra – giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.
- Ủy ban thực hiện các nội dung giám sát nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này thông qua hoạt động giám sát từ xa, được thực hiện một cách độc lập, bảo đảm nguyên tắc không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?