Ủy ban Dân tộc là cơ quan có chức năng gì? Ủy ban Dân tộc có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc?
Ủy ban Dân tộc là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Ủy ban Dân tộc như sau:
Vị trí và chức năng
Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Ủy ban Dân tộc là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.
Ủy ban Dân tộc thực hiện các chức năng như sau:
+ Quản lý nhà nước về công tác dân tộc trong phạm vi cả nước;
+ Quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Dân tộc theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Ủy ban Dân tộc thì anh có thể tham khảo tại Điều 2 Nghị định 66/2022/NĐ-CP anh nha.
Ủy ban Dân tộc là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Ủy ban Dân tộc có bao nhiêu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 66/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổng hợp.
6. Vụ Chính sách dân tộc.
7. Vụ Tuyên truyền.
8. Vụ Dân tộc thiểu số.
9. Vụ Công tác dân tộc địa phương.
10. Thanh tra.
11. Văn phòng.
12. Học viện Dân tộc.
13. Trung tâm Chuyển đổi số.
14. Báo Dân tộc và Phát triển.
15. Tạp chí Dân tộc.
16. Nhà khách Dân tộc.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 12 đến khoản 16 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Vụ Công tác dân tộc địa phương có các bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk, thành phố Cần Thơ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Ủy ban Dân tộc theo quy định.
Như vậy, Ủy ban Dân tộc bao gồm các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc như sau:
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Pháp chế.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Tổng hợp.
6. Vụ Chính sách dân tộc.
7. Vụ Tuyên truyền.
8. Vụ Dân tộc thiểu số.
9. Vụ Công tác dân tộc địa phương.
10. Thanh tra.
11. Văn phòng.
12. Học viện Dân tộc.
13. Trung tâm Chuyển đổi số.
14. Báo Dân tộc và Phát triển.
15. Tạp chí Dân tộc.
16. Nhà khách Dân tộc.
+ Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là các đơn vị giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thực hiện chức năng quản lý nhà nước;
+ Các đơn vị quy định từ khoản 12 đến khoản 16 là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
+ Vụ Công tác dân tộc địa phương có các bộ phận phụ trách địa bàn đóng trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk, thành phố Cần Thơ.
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có quyền tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ không?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ
1. Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
2. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.
3. Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
4. Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vực được phân công.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Như vậy, từ quy định trên thì Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc là Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ của Chính phủ nên đương nhiên được tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ anh nha.
Bên cạnh đó, nếu Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có thể vắng mặt hoặc cử cấp phó tham dự phiên họp Chính phủ nếu được Thủ tướng Chính phủ cho phép theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức Chính phủ 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?