Ủy ban chứng khoán nhà nước có thể kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán hay không?
- Ủy ban chứng khoán nhà nước có thể kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán hay không?
- Các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên những nội dung nào?
Ủy ban chứng khoán nhà nước có thể kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về phương thức giám sát giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
Phương thức giám sát giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên thông tin từ các nguồn:
a) Báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Báo cáo của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
c) Báo cáo, thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán;
d) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin đồn liên quan đến giao dịch chứng khoán;
đ) Các nguồn thông tin khác.
2. Căn cứ báo cáo, thông tin nêu tại khoản 1 Điều này, dữ liệu giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phân tích, làm rõ các giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát thông qua việc phát hiện các giao dịch nghi vấn theo báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch, cung cấp các dịch vụ giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thể thực hiện giám sát bất thường đối với các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán thông qua việc phát hiện các giao dịch nghi vấn theo báo cáo của:
- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;
- Thành viên giao dịch,
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch, cung cấp các dịch vụ giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Ủy ban chứng khoán nhà nước có thể kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)
Các đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 95/2020/TT-BTC quy định về đối tượng giám sát giao dịch chứng khoán như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các chủ thể giám sát và đối tượng giám sát sau đây:
...
2. Đối tượng giám sát là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình giao dịch, cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, gồm:
a) Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
b) Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt;
c) Thành viên của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ;
d) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
đ) Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khi tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoán;
e) Nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán;
g) Ngân hàng giám sát, ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán;
h) Các đối tượng khác có liên quan.
Như vậy, các đối tượng giám sát bao gồm tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch; thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt;...và các đối tượng khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên những nội dung nào?
Theo Điều 5 Thông tư 95/2020/TT-BTC thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên những nội dung như sau:
(1) Trên cơ sở báo cáo của các thành viên giao dịch, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, kết quả giám sát tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các nguồn thông tin khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành phân tích, làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với giao dịch nghi vấn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định.
(2) Giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con trong việc tổ chức và giám sát giao dịch chứng khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định tại Mục 2 Chương này.
(3) Giám sát hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý giới hạn vị thế áp dụng trên thị trường chứng khoán phái sinh, giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương này.
(4) Chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phân tích làm rõ các giao dịch có khả năng tác động đến thị trường chứng khoán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đảm bảo tính ổn định của thị trường.
(5) Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán của các đối tượng:
- Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt;
- Thành viên của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ;
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
- Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khi tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoán;
- Ngân hàng giám sát, ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán;
- Các đối tượng khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?