Uỷ ban bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì? Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có chức năng và nhiệm vụ gì theo Dự thảo mới nhất?
Uỷ ban bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì?
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 23 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) thì Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân là tổ chức trực thuộc Chính phủ, đặt tại Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an. Thành viên Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm không quá 06 đồng chí có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, hoạt động kiêm nhiệm.
Uỷ ban bảo vệ dữ liệu cá nhân là gì? Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có chức năng và nhiệm vụ gì theo Dự thảo mới nhất?
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định ra sao?
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định cụ thể tại Điều 24 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) như sau:
- Triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn, kỹ thuật, quản lý hoặc các dịch vụ chuyên biệt khác liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tư vấn cho Chính phủ về vấn đề liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tiến hành nghiên cứu và thúc đẩy các hoạt động giáo dục liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm tổ chức và thực hiện các hội thảo, hội nghị chuyên đề liên quan và hỗ trợ các tổ chức khác thực hiện các hoạt động đó.
- Quản lý hợp tác kỹ thuật và trao đổi trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân với các tổ chức khác, bao gồm các cơ quan bảo vệ dữ liệu nước ngoài, các tổ chức quốc tế hoặc liên chính phủ, hoặc nhân danh Chính phủ.
- Bảo vệ quyền lợi của chủ thể dữ liệu, ngăn chặn mọi hành vi lạm dụng dữ liệu cá nhân, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và thúc đẩy nhận thức về bảo vệ dữ liệu.
- Đánh giá, xếp hạng mức độ tin cậy về bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Phân loại dữ liệu cá nhân và phân loại vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Ban hành các hướng dẫn bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Giám sát, đánh giá sự phát triển công nghệ và thực tiễn thương mại có thể ảnh hưởng đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Thúc đẩy các biện pháp và thực hiện nghiên cứu để đổi mới trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tư vấn cho Chính phủ và bất kỳ cơ quan nào khác về các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ dữ liệu cá nhân và đảm bảo tính nhất quán của việc áp dụng và thi hành quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Được quyền xử lý dữ liệu cá nhân phục vụ hoạt động của Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Có ý kiến thẩm định đối với tất cả quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân trước khi được công bố của Bên xử lý dữ liệu cá nhân nếu liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu. Nội dung thẩm định bao gồm:
+ Nội dung, cách thức thông báo tới chủ thể dữ liệu;
+ Các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân;
+ Các biện pháp liên quan đến việc xử lý, lưu trữ dữ liệu cá nhân;
+ Liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu;
+ Xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm;
+ Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em;
+ Thực hiện bất kỳ quyền nào của chủ sở hữu dữ liệu được quy định tại Nghị định này;
+ Các tiêu chuẩn và phương tiện bảo vệ dữ liệu cá nhân;
+ Trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân;
+ Các biện pháp bảo vệ an ninh mạng đối với dữ liệu cá nhân;
+ Phương pháp khử nhận dạng và ẩn danh;
+ Phương pháp hủy, xóa dữ liệu cá nhân;
+ Đánh giá tác động trong thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ dữ liệu cá nhân;
+ Chuyển dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam;
+ Xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm phục vụ nghiên cứu, lưu trữ hoặc thống kê;
+ Các vấn đề khác có liên quan tới dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Cảnh báo, phối hợp cảnh báo về nguy cơ, hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, hồ sơ đăng ký chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới.
- Đề nghị Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an thực hiện các hoạt động sau:
+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát và áp dụng các quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân;
+ Xử lý vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định;
+ Có văn bản đồng ý hoặc không đồng ý đối với hồ sơ đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, hồ sơ đăng ký chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới;
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm và chuyển dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam;
+ Giải quyết khiếu nại về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức xử lý dữ liệu cá nhân thay đổi cách thức thu thập, xử lý, lưu trữ dữ liệu cá nhân cho phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Tạm thời đình chỉ, đình chỉ hoặc ra văn bản yêu cầu ngừng xử lý dữ liệu cá nhân nếu cơ quan, tổ chức vi phạm quy định;
+ Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ văn bản đã cấp cho Bên xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp vi phạm quy định xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chuyển dữ liệu cá nhân ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam.
Trách nhiệm của Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân ra sao?
Trách nhiệm của Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định tại Điều 25 Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Dự thảo 2) gồm có:
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Nghị định này.
- Xây dựng và ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá mức độ tin cậy bảo vệ dữ liệu cá nhân của cơ quan, tổ chức có hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
- Xây dựng và vận hành Cổng thông tin quốc gia về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm và hồ sơ đăng ký chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới.
- Thu thập, công bố danh sách cơ quan, tổ chức có hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân.
- Tổ chức các hội nghị, hội nghị, hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân hằng năm.
- Giám sát hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định.
Tải về văn bản Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?