Ưu tiên cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
...
Như vậy giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất là một trong những loại giấy phép tài nguyên nước nên sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan đến giấy phép này.
Cụ thể tại Điều 18 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc cấp phép
1. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
5. Phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
Theo đó, pháp luật ưu tiên cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất cho các dự án nhằm mục đích cung cấp nước cho sinh hoạt.
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật? (hình từ Internet)
Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ nào?
Tại Điều 19 Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ cấp phép
1. Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
b) Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có các quy hoạch, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
c) Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
d) Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
đ) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
2. Trường hợp cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, ngoài các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 52 của Luật Tài nguyên nước.
Theo quy định trên thì việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở 05 căn cứ sau:
- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
- Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Trường hợp chưa có các quy hoạch, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
- Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
- Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Nhu cầu khai thác, sử dụng nước thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất khi đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 20 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất khi đáp ứng điều kiện sau:
- Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phế duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất.
+ Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
+ Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.
- Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 Luật Tài nguyên nước 2012, điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và các điều kiện sau đây:
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước;
+ Phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng chấm công sản xuất trong các doanh nghiệp bằng Excel mới nhất? Doanh nghiệp có được tự thiết kế bảng chấm công không?
- Quy trình khai thác hệ thống thông tin đối với cấp, quản lý giấy phép lái xe quốc tế từ 2025 theo Thông tư 35/2024 thế nào?
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?