Uống rượu tại trạm xe buýt được không? Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Tôi có thắc mắc là Uống rượu tại trạm xe buýt được không? Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Uống rượu tại trạm xe buýt được không?

Uống rượu tại trạm xe buýt được không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP như sau:

Địa điểm công cộng không được uống rượu, bia
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt.
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Theo quy định trên thì nhà chờ xe buýt là địa điểm không được uống rượu bia.

Như vậy, theo quy định trên thì không được uống rượu tại trạm xe buýt.

trạm xe buýt

Uống rượu tại trạm xe buýt được không? (Hình từ Internet)

Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt thì bị phạt bao nhiêu tiền, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.

Theo đó tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi uống rượu tại trạm xe buýt có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người uống rượu tại trạm xe buýt không?

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt người uống rượu tại trạm xe buýt không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Theo đó tại khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 27 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 6.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 10.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Đồng thời tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân

Theo quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 10.000.000 đồng (đối với tổ chức) khi vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS.

Hành vi uống rượu tại trạm xe buýt là hành vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS có thể bị phạt cao nhất đến 1.000.000 đồng.

Cho nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt hành vi uống rượu tại trạm xe buýt.

Phòng chống tác hại của rượu bia Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống tác hại của rượu bia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức các cuộc thi sáng kiến về phòng chống tác hại của rượu bia có nằm trong nội dung hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia hay không?
Pháp luật
Mức độ xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, bia nhằm mục đích nghệ thuật có phải là tiêu chí phân loại phim hay không?
Pháp luật
Hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia có nằm trong nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia không?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia Ủy ban nhân dân tỉnh có phải đưa hoạt động truyền thông của công tác vào kế hoạch hoạt động hằng năm không?
Pháp luật
Chu kỳ thống kê, thu thập và phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia của Bộ Y tế là bao lâu?
Pháp luật
Khi tổ chức cuộc thi tìm hiểu phòng chống tác hại của rượu bia thì tổng số buổi tập khi thuê diễn viên biểu diễn văn nghệ là bao nhiêu buổi?
Pháp luật
Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định mức chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia cao hơn quy định của pháp luật được không?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia mức chi tối đa cho các khoản điện, nước, văn phòng phẩm, phô tô tài liệu để duy trì hoạt động tư vấn cai nghiện rượu, bia là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia, cơ quan nào là đầu mối xây dựng nội dung của các tài liệu mẫu, tài liệu chuẩn về phòng chống tác hại của rượu bia?
Pháp luật
Công tác phòng, chống tác hại của rượu bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội 2024 được tăng cường thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống tác hại của rượu bia
346 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống tác hại của rượu bia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào