UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không?
- UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không?
- Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế bao gồm những nội dung gì?
- Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em có bao gồm việc thực hiện công tác báo cáo về tình hình trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không?
UBND có phải thống nhất với cơ sở trợ giúp xã hội trước khi duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp của trẻ em đang được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở không? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế cụ thể như sau:
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế
1. Căn cứ kết quả đánh giá tình trạng của trẻ em việc xác định nhu cầu hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
…
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt kế hoạch và phân công người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế.
5. Trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thống nhất với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội về duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trước khi phê duyệt.
Như vậy, đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế đang sống tại cơ sở trợ giúp xã hội thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thống nhất với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội về duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp trước khi phê duyệt.
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế bao gồm những nội dung gì?
Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em được nhận chăm sóc thay thế bao gồm những nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
- Mục tiêu kế hoạch cần đạt được: Hỗ trợ trẻ em được nhận chăm sóc thay thế phù hợp với trẻ em và bảo đảm các yêu cầu, quy định của pháp luật; hỗ trợ các dịch vụ theo các nhu cầu của trẻ em;
- Hoạt động cụ thể cần thực hiện: Hoạt động hỗ trợ trẻ em được nhận chăm sóc thay thế theo quy định của Luật Trẻ em 2016, Nghị định 56/2017/NĐ-CP; hỗ trợ các dịch vụ theo các nhu cầu của trẻ em về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng, tâm lý, phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em và trợ giúp pháp lý;
- Xác định khung thời gian thực hiện cho từng hoạt động;
- Phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình và các cá nhân thực hiện từng hoạt động;
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ tham gia thực hiện kế hoạch;
- Dự toán chi phí từng hoạt động và kinh phí thực hiện kế hoạch;
- Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em có bao gồm việc thực hiện công tác báo cáo về tình hình trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 8 Luật Trẻ em 2016 về nội dung quản lý nhà nước về trẻ em như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em
1. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.
2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em.
3. Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
4. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em.
5. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em.
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.
7. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.
Như vậy, Nội dung quản lý nhà nước về trẻ em bao gồm việc thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?