Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ phân theo nhóm ra sao? Trẻ em có nguy cơ tử vong cao hơn đúng không?
Đậu mùa khỉ được phân thành mấy nhóm? Tỷ lệ tử vong của từng nhóm được quy định thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
1. Tổng quan
Bệnh đậu mùa trên khỉ (ĐMK) là một bệnh truyền từ động vật do vi rút ĐMK. Ca bệnh đầu tiên được xác định vào năm 1970 ở bệnh nhi 9 tháng tuổi tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo và kể từ đó, hầu hết các trường hợp đã được báo cáo tại các quốc gia Trung và Tây Phi, bao gồm Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Cote d'Ivoire, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan. Bệnh thường cư trú gần các khu rừng mưa nhiệt đới và ngày càng xuất hiện nhiều ở các khu vực đô thị.
Có hai nhóm vi rút ĐMK, một nhóm gây bệnh ở khu vực phía Tây Phi (Nhóm I) và một ở khu vực Trung Phi (Nhóm II)1. Nhóm vi rút gây ĐMK ở khu vực Trung Phi thường gây bệnh nặng hơn, tỉ lệ tử vong từ 1% đến 10%, trong khi nhóm ở Tây Phi thường có tỉ lệ tử vong < 3%. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh ĐMK khác nhau đáng kể giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB).
Hiện nay, bệnh ĐMK được coi là một bệnh dịch quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu vì không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia ở Tây và Trung Phi mà còn ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Năm 2003, đợt bùng phát bệnh ĐMK đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Hoa Kỳ và có liên quan đến việc tiếp xúc với những con chó chăn cừu bị nhiễm bệnh do được nuôi chung với chuột túi Gambian nhập khẩu từ Ghana. Đợt bùng phát này đã dẫn đến hơn 70 trường hợp mắc bệnh ở Hoa Kỳ sau đó đã lây nhiễm sang người ở vùng Trung và Tây Mỹ. Bệnh đậu mùa khỉ gần đây cũng đã được báo cáo ở những du khách từ Nigeria đến Israel, Vương quốc Anh, Singapore và Hoa Kỳ vào những năm 2018, 2019, 2021 và đặc biệt năm 2022 số ca mắc ĐMK tăng mạnh ở nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
...
Theo đó, đậu mùa khỉ được chi làm hai nhóm:
Nhóm I: Nhóm gây bệnh ở khu vực phía Tây Phi với tỷ lệ tử vong < 3%;
Nhóm II: Nhóm gây bệnh ở khu vực phía Trung Phi, nhóm này thường gây bệnh nặng hơn, tỉ lệ tử vong từ 1% đến 10%.
Lưu ý: Tỷ lệ tử vong ở người bệnh đậu mùa khỉ khác nhau đáng kể giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ phân theo nhóm ra sao? Trẻ em có nguy cơ tử vong cao hơn đúng không? (hình từ internet)
Trẻ em bị đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao hơn người lớn đúng không?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục I Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
4. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐMK như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Theo đó, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Triệu chứng khi mắc phải đậu mùa khỉ là gì?
Triệu chứng khi mắc phải đậu mùa khỉ được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
3. Triệu chứng
Diễn biến của bệnh ĐMK ở người có thể được chia thành các giai đoạn sau:
3.1. Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
3.2. Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.
3.3. Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:
- Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.
- Tiến triển ban: tuần tự tiến triển của ban từ dát (tổn thương có nền phẳng) - sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) - mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) - mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) - đóng vảy khô - bong tróc và có thể để lại sẹo.
- Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 cm - 1cm.
- Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.
3.4. Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh ĐMK có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
3.5. Xét nghiệm chẩn đoán ĐMK: xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?