Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương tinh hoàn, buồng trứng là bao nhiêu %? Thực hiện xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào?
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương tinh hoàn, buồng trứng là bao nhiêu %?
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương tinh hoàn/buồng trứng được xác định tại Chương 5 Bảng 1 ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, cụ thể như sau:
* Tổn thương mất tinh hoàn/buồng trứng
- Mất một phần một bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 6-10%
- Mất hoàn toàn một bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 16-20%
- Mất cả hai bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 36-40%
* Tổn thương gây teo tinh hoàn mất chức năng sinh tinh
- Một bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-15%
- Hai bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 30-35%
* Tổn thương gây teo buồng trứng mất chức năng sinh trứng
- Một bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 16-20%
- Hai bên, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-35%
* Dập tinh hoàn/buồng trứng, còn chức năng sinh tinh/sinh trứng
- Một bên
- Điều trị nội khoa bảo tồn, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 1-5%
- Điều trị bằng phẫu thuật nhưng không cắt bỏ, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 6-10%
- Hai bên: Cộng tỷ lệ % tổ thương cơ thể của từng bên theo phương pháp cộng tại Thông tư này.
* Dập tinh hoàn/buồng trứng gây mất chức năng: Tính tỷ lệ % tổn thương cơ thể như teo tinh hoàn/buồng trứng
Lưu ý: Từ 40 tuổi trở xuống: Cộng thêm 50% tỷ lệ % tổn thương cơ thể.
- Từ 55 tuổi trở lên (đối với nữ) và từ 65 tuổi trở lên (đối với nam): Trừ 50% tỷ lệ % tổn thương cơ thể.
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương tinh hoàn, buồng trứng là bao nhiêu %? Thực hiện xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Việc xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT hướng dẫn xác định tỷ lệ % tổn thương cơ thể được tính theo phương pháp cộng như sau:
Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể = T1 + T2 + T3 +...+ Tn; trong đó:
- T1: Được xác định là tỷ lệ % tổn thương cơ thể củatổn thương cơ thể thứ nhất (nằm trong khung tỷ lệ các tổn thương cơ thể được quy định tại Thông tư này).
- T2: là tỷ lệ % của tổn thương cơ thể thứ hai:
T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % tổn thương cơ thể thứ 2/100;
- T3: là tỷ lệ % của tổn thương cơ thể thứ ba:
T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % tổn thương cơ thể thứ 3/100;
- Tn: là tỷ lệ % của tổn thương cơ thể thứ n:
Tn - {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.
- Tổng tỷ lệ % tổn thương cơ thể sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.
Thực hiện xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể theo nguyên tắc nào?
Tại Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:
Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể
1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.
2. Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.
3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.
4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên (nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị).
5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.
Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phải trước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT được tính là mất cả hai thận.
6. Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.
7. Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.
8. Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần (theo quyết định trưng cầu/yêu cầu), thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp (cộng) tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Trên đây là 08 nguyên tắc cần tuân thủ khi xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên sinh con thứ 3 bị kỷ luật khiển trách trong trường hợp nào? Có được giảm nhẹ mức kỷ luật không?
- Xảy ra tai nạn giao thông khi đi đón Giao thừa Tết Dương lịch thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì?
- Hoang ốc là gì? Tuổi nào phạm Hoang ốc? Khi xây dựng nhà ở hộ gia đình, cá nhân có phải lập báo cáo xây dựng?
- Happy New Year là gì? Bài hát chúc mừng năm mới đêm giao thừa? Người lao động được nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?
- Mẫu hợp đồng thuê đất trồng cây hằng năm mới nhất hiện nay là mẫu nào? Đất trồng cây hằng năm có phải là đất nông nghiệp?