Tỷ lệ % đại diện các hộ gia đình tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thông qua hương ước quy ước là bao nhiêu?
Ai có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình về dự thảo hương ước quy ước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:
Lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước
1. Dự thảo hương ước, quy ước trước khi đưa ra cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua phải được niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, bảng tin công cộng, điểm sinh hoạt cộng đồng hoặc địa điểm khác bảo đảm thuận tiện để hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư tiếp cận, tìm hiểu và góp ý. Thời hạn niêm yết do cộng đồng dân cư quyết định nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày niêm yết.
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước, quy ước bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Sao gửi dự thảo hương ước, quy ước đến từng hộ gia đình;
b) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
c) Mở hòm thư tiếp nhận ý kiến góp ý;
d) Lấy ý kiến trong cuộc họp, hội nghị của cộng đồng dân cư, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở cộng đồng dân cư hoặc hình thức phù hợp khác.
Việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
...
Như vậy, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư về dự thảo hương ước quy ước.
Theo đó, việc lựa chọn hình thức lấy ý kiến do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư quyết định và thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở cộng đồng dân cư.
Tỷ lệ % đại diện các hộ gia đình tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thông qua hương ước quy ước là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ % đại diện các hộ gia đình tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thông qua hương ước quy ước là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thông qua hương ước, quy ước
Hương ước, quy ước được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong cộng đồng dân cư tán thành và được thực hiện bằng một trong các hình thức như sau:
1. Thông qua tại cuộc họp của cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
a) Phải có đại diện của trên 50% tổng số hộ gia đình tại cộng đồng dân cư tham dự họp;
b) Trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
2. Thông qua bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư theo các quy định sau:
a) Chỉ lấy ý kiến sau khi cuộc họp của cộng đồng dân cư không thể thực hiện được do không đạt tỷ lệ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Kết quả lấy ý kiến phải công khai sau khi tổng hợp bằng hình thức phù hợp do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn;
c) Trình tự, thủ tục lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tỷ lệ % đại diện các hộ gia đình tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thông qua hương ước, quy ước là trên 50%.
Hương ước, quy ước được thông qua bằng một trong các hình thức như sau:
- Thông qua tại cuộc họp của cộng đồng dân cư;
- Thông qua bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến từng hộ gia đình trong cộng đồng dân cư.
Hương ước quy ước phải có chữ ký xác nhận của bao nhiêu đại diện hộ gia đình?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 61/2023/NĐ-CP như sau:
Hình thức của hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng thôn (Tổ trưởng tổ dân phố), Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư và 02 (hai) đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư; khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Việc lựa chọn tên gọi “Hương ước” hoặc “Quy ước” do cộng đồng dân cư thống nhất, quyết định.
...
Như vậy, hương ước quy ước phải có chữ ký xác nhận của 02 đại diện của các hộ gia đình trong cộng đồng dân cư, khuyến khích đại diện là già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?