Tuyên truyền phòng chống khủng bố sẽ thực hiện như thế nào? Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc quản lý hành chính về an ninh trật tự sẽ bao gồm những việc gì?
Tuyên truyền phòng chống khủng bố sẽ thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố
1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;
b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.
Như vậy, có thể thấy rằng việc tuyên truyền phòng chống khủng bố sẽ thực hiện như sau:
- Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.
- Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:
+ Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;
+ Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;
+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;
+ Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.
Phòng chống khủng bố (Hình từ Internet)
Trong công tác phòng chống khủng bố thì việc quản lý hành chính về an ninh trật tự sẽ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Quản lý hành chính về an ninh, trật tự
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong công tác phòng chống khủng bố thì việc quản lý hành chính sẽ thực hiện như sau:
Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.
Đồng thời triển khai các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
- Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
- Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
- Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
- Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
- Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải để ngăn ngừa việc khủng bố ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Phòng chống khủng bố 2013 như sau:
Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Như vậy, Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?