Tuổi bảo hiểm là gì? Cá nhân mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
- Tuổi bảo hiểm là gì? Cá nhân mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
- Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm theo phương thức nào?
- Bên mua bảo hiểm muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác thì phải được sự đồng ý của ai?
Tuổi bảo hiểm là gì? Cá nhân mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
Tuổi bảo hiểm là tuổi của người được bảo hiểm hoặc người mua bảo hiểm vào ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Tuổi bảo hiểm sẽ được tính theo ngày sinh nhật hoặc ngày kỷ niệm năm hợp đồng vừa qua.
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 67/2023/TT-BTC quy định về điều kiện mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như sau:
Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe phải đáp ứng quy định sau:
a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, hoặc cá nhân tại Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
2. Người được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là người có tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với người được bảo hiểm theo quy định tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
...
Theo đó, cá nhân muốn mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Đồng thời, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện để mua bảo hiểm theo quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
Tuổi bảo hiểm là gì? Cá nhân mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên? (Hình từ Internet)
Bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm theo phương thức nào?
Phương thức đóng phí bảo hiểm nhân thọ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Đóng phí bảo hiểm nhân thọ
1. Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
3. Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.
Như vậy, theo quy định, bên mua bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Lưu ý: Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
Bên mua bảo hiểm muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác thì phải được sự đồng ý của ai?
Điều kiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác
1. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
2. Không được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe cho trường hợp chết của những người sau đây:
a) Người chưa thành niên, trừ trường hợp cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản;
b) Người mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, theo quy định, bên mua bảo hiểm muốn giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người khác thì phải được người đó đồng ý bằng văn bản, trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân kinh doanh có hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế nhưng không tiếp tục sử dụng thì xử lý như thế nào?
- Quyết định 71/2024 về Bảng giá đất Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 thế nào?
- Thiết kế FEED được lập đối với dự án nào? Quy định về việc thẩm định bước thiết kế FEED theo Nghị định 15?
- Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới do ai dự kiến? Kỳ họp thứ nhất khóa mới được triệu tập khi nào?
- Lời chúc mừng 22 12 cho chồng ý nghĩa? Lời chúc 22 12 cho người yêu? Quân đội nhân dân được quy định thế nào?