Tước quân tịch và tước quân hàm khác nhau thế nào? Tước quân tịch áp dụng với những đối tượng nào?
Tước quân tịch và tước quân hàm khác nhau thế nào?
Tước quân tịch (hay còn gọi là tước danh hiệu quân nhân) là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng do có danh hiệu quân nhân đó.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 thì tước quân hàm sĩ quan là quyết định huỷ bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân.
Tước quân tịch và tước quân hàm khác nhau thế nào? Tước quân tịch áp dụng với những đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Tước quân tịch áp dụng với những đối tượng nào?
Đối tượng có thể bị tước quân tịch được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau:
Hình thức kỷ luật
1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm;
đ) Giáng chức;
e) Cách chức;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 60 Luật Nghĩa vụ quân sự được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng cấp bậc quân hàm;
d) Giáng chức;
đ) Cách Chức;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
3. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định Khoản 2 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
Theo quy định trên, Tước quân tịch (tước danh hiệu quân nhân) là hình thưc kỷ luật áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ.
Có áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm đến mức phải tước quân tịch hay không?
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân tịch được quy định tại Điều 43 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì người có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
a) Thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới;
b) Không áp dụng thời hiệu đối với: Hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân hàm sĩ quan và tước danh hiệu quân nhân; hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; hành vi vi phạm xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp và quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật là 03 tháng. Trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra, xác minh làm rõ thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 05 tháng.
3. Trường hợp người vi phạm kỷ luật có liên quan đến vụ việc, vụ án đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử, đơn vị tạm dừng việc xem xét xử lý kỷ luật. Khi có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền hoặc bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật thì xem xét xử lý kỷ luật theo quy định. Thời hạn xem xét xử lý kỷ luật áp dụng theo Khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật đối với người vi phạm trong thời hạn quy định.
Theo đó, sẽ không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật tước quân tịch (tước danh hiệu quân nhân).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?