tuhaosuviet.tuoitre.vn vào thi hội thi Tự hào sử Việt 2024? Hướng dẫn tham gia hội thi Tự hào sử Việt 2024 thế nào?
tuhaosuviet.tuoitre.vn vào thi hội thi Tự hào sử Việt 2024? Hướng dẫn tham gia hội thi Tự hào sử Việt 2024 thế nào?
Hội thi Tự hào sử Việt 2024 chủ đề "Tự hào 50 năm thành phố anh hùng" do Thành Đoàn TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ tổ chức chính thức khai mạc ngày 17/10/2024.
Rất nhiều người quan tâm đến hội thi Tự hào sử Việt 2024 đang tự hỏi về cách tham gia thông qua trang tuhaosuviet tuoitre vn. Với hội thi này, trang web tuhaosuviet tuoitre vn trở thành địa chỉ quen thuộc để tìm hiểu về lịch sử dân tộc, các sự kiện đáng nhớ và nhân vật lịch sử nổi bật.
Vào thi hội thi Tự hào sử Việt 2024 Để đăng ký thi và cập nhật thông tin, hãy truy cập vào tuhaosuviet.tuoitre.vn để nắm rõ các quy định, thể lệ và lịch trình của cuộc thi. Ngoài ra, tuhaosuviet.tuoitre.vn còn cung cấp nhiều bài viết hữu ích để bạn mở rộng kiến thức lịch sử. Theo đó, vòng loại với phần thi trực tuyến Hội thi Tự hào sử Việt 2024 diễn ra trên báo Tuổi Trẻ Online tại địa chỉ: https://tuhaosuviet.tuoitre.vn |
Hãy nhanh chóng truy cập tuhaosuviet tuoitre vn và trở thành một trong những người tham gia tích cực của hội thi Tự hào sử Việt 2024.
Dưới đây là hướng dẫn tham gia hội thi Tự hào sử Việt 2024:
- Bước 1: Đăng nhập hội thi Tự hào sử Việt 2024
Vào trang Hội thi Tự Hào Sử Việt tại đường link sau: https://tuhaosuviet.tuoitre.vn
Bạn sẽ nhìn thấy Banner của Ban tổ chức, thời gian thi, thông báo, thể lệ, tài liệu đề ôn thi và nút "Vào thi" như hình bên dưới, bấm vào nút "Vào thỉ" để truy cập thông tin đăng nhập.
- Bước 2: Tham gia dự thi
Đăng nhập trên trang web Hội thi Tự Hào Sử Việt qua tài khoản của Báo Tuổi Trẻ hoặc Facebook và Gmail.
- Bước 3: Điền thông tin cá nhân
Sau khi khai báo thông tin, chọn [Cập nhật] để bắt đầu làm bài thi
tuhaosuviet.tuoitre.vn vào thi hội thi Tự hào sử Việt 2024? Hướng dẫn tham gia hội thi Tự hào sử Việt 2024 thế nào? (Hình ảnh Internet)
Môn Lịch sử ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?
Căn cứ theo Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm môn học Lịch sử cấp tiểu học như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...
Như vậy, môn Lịch sử ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5.
Môn Lịch sử ở cấp tiểu học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời, nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:
- Kế hoạch thời gian năm học của các địa phương phải bảo đảm đủ 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?