Tư vấn viên pháp luật có thể làm việc cho nhiều Trung tâm tư vấn pháp luật không? Quyền và nghĩa vụ của tư vấn viên pháp luật được quy định thế nào?
Tư vấn viên pháp luật có thể làm việc cho nhiều Trung tâm tư vấn pháp luật không?
Theo Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về tư vấn viên pháp luật như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Căn cứ Điều 14 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định về tư vấn viên pháp luật như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật chỉ được làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh. Tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.
2. Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp theo đề nghị của Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc của Chi nhánh trong trường hợp Trung tâm, Chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động hoặc bổ sung tư vấn viên pháp luật.
Theo quy định trên, tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam đáp ứng những tiêu chuẩn quy định và chỉ có thể làm việc cho một Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một Chi nhánh.
Và tư vấn viên pháp luật có thể đồng thời kiêm nhiệm vị trí công tác khác của tổ chức chủ quản nhưng phải bảo đảm công việc đó không ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn pháp luật.
Tư vấn viên pháp luật (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tư vấn viên pháp luật được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện tư vấn pháp luật
1. Thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
2. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
4. Chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn do mình thực hiện.
5. Tuân thủ các quy định của tổ chức chủ quản, quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật về luật sư, trợ giúp pháp lý.
6. Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện tư vấn pháp luật.
Theo đó, tư vấn viên pháp luật có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 23 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ thực hiện tư vấn pháp luật trong phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh nơi mình làm việc.
Bên cạnh đó tư vấn viên pháp luật có quyền được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và được hưởng thù lao từ việc thực hiện tư vấn pháp luật.
Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật như sau:
Cấp, thu hồi Thẻ tư vấn viên pháp luật
1. Người đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Bản sao Bằng cử nhân luật;
c) Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp, nơi Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động có trách nhiệm cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ điều kiện, trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật gồm những giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
+ Bản sao Bằng cử nhân luật.
+ Giấy xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người được đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?