Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có các điều kiện nào? Tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có tư cách pháp nhân hay không?
- Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có các điều kiện nào?
- Tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có tư cách pháp nhân hay không?
- Việc lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch sẽ được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
- Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch sẽ thực hiện như thế nào?
Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, việc tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có các điều kiện như sau:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng tiến sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
- Có ít nhất 15 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
- Có ít nhất 20 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
- Không tham gia lập quy hoạch được phản biện.
Quy hoạch (Hình từ Internet)
Tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có tư cách pháp nhân hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch
...
2. Tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có ít nhất 05 chuyên gia đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này;
c) Không tham gia lập quy hoạch được phản biện.
Như vậy, tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch cần phải có tư cách pháp nhân thì mới đáp ứng được một phần điều kiện hoạt động.
Việc lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch sẽ được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 37/2019/NĐ-CP như sau:
Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến.
...
Như vậy, việc lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch sẽ được thực hiện trong bao thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.
Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến.
Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch sẽ thực hiện như thế nào?
Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch được thực hiện tại Điều 38 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 12/08/2023) cụ thể:
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được ít nhất ba phần tư (3/4) ý kiến tham gia thẩm định bằng văn bản của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng hợp ý kiến gửi thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập (nếu có) và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
- Phiên họp thẩm định hồ sơ trình thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch khi được ủy quyền, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện và đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; đại diện cơ quan lập quy hoạch và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
- Cơ chế ra quyết định của Hội đồng thẩm định quy hoạch
+ Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để thông qua hồ sơ trình thẩm định quy hoạch;
+ Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch được thông qua và đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung. Hồ sơ trình thẩm định quy hoạch được thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung khi được 100% thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch tham dự phiên họp biểu quyết thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổng hợp mẫu bài thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2025 đề 1, đề 2 hay, chọn lọc cho học sinh phổ thông và sinh viên?
- Kế hoạch đầu tư công là gì? Phân loại kế hoạch đầu tư công theo thời hạn kế hoạch như thế nào?
- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ bếp lửa lớp 9? Cảm nhận về bài thơ bếp lửa ngắn gọn?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 1 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 1 4 2025?
- Giáo viên được thực hiện hoạt động dạy thêm học thêm ngoài nhà trường trong trường hợp nào theo Thông tư 29?