Tự thú và đầu thú có gì giống và khác nhau? Người phạm tội giết người có được giảm án khi tự thú hoặc đầu thú hay không?

Giữa hành động tự thú và hành động đầu thú với cơ quan nhà nước sau khi phạm tội giết người sẽ có điểm gì giống và khác nhau? Người phạm tội giết người có được giảm án khi tự thú hoặc đầu thú hay không?

Tự thú và đầu thú có gì giống và khác nhau?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về tự thú và đầu thú như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
g) Đương sự gồm nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.
h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
k) Áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử.
...

Từ quy định vừa nêu trên thì có thể thấy tự thú và đầu thú có một số điểm giống và khác nhau như sau:

(1) Giống nhau: đều là việc mà người phạm tội tới trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.

(2) Khác nhau:

- Tự thú là hành vi của người phạm tội ra trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi của mình khi chưa bị một cá nhân hay cơ quan, tổ chức nào phát hiện.

- Đầu thú là hành vi của người phạm tội ra trình báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi của mình. Tuy nhiên, việc trình báo chỉ được thực hiện sau khi hành vi của người phạm tội đã bị cá nhân, cơ quan tổ chức phát hiện.

Tự thú và đầu thú có gì giống và khác nhau? Người phạm tội giết người có được giảm án khi tự thú hoặc đầu thú hay không?

Tự thú và đầu thú có gì giống và khác nhau? Người phạm tội giết người có được giảm án khi tự thú hoặc đầu thú hay không? (Hình từ Internet)

Người phạm tội giết người có được giảm án khi tự thú hoặc đầu thú hay không?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
....

Như vậy, có thể thấy đối với trường người phạm tội giết người có hành động tự thú hành vi của mình trước cơ quan nhà nước thì tình tiết này sẽ đương nhiên được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên đối với hành động tự thú đối với người phạm tội đầu thú thì việc xét tình tiết này có phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không còn tùy vào quyết định của Tòa án.

Pháp luật quy định về mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người hiện nay như thế nào?

Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì pháp luật quy định về mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người hiện nay như sau:

(1) Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

- Giết 02 người trở lên;

- Giết người dưới 16 tuổi;

- Giết phụ nữ mà biết là có thai;

- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

- Thuê giết người hoặc giết người thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Có tổ chức;

- Tái phạm nguy hiểm;

- Vì động cơ đê hèn.

(2) Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại mục (1) nêu trên thì bị phạt tù từ 07-15 năm.

(3) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.

(4) Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01-05 năm.

Tội giết người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tội giết người là tội phạm rất nghiêm trọng?
Pháp luật
Cá nhân cố ý đốt quán cà phê làm chết 11 người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Làm chết 11 người chịu bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Đốt quán cà phê làm chết người đi tù bao nhiêu năm? Dùng xăng đốt quán cà phê có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Đốt nhà người khác gây chết 11 người thì bị xử phạt tội gì? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi đốt nhà của người khác như thế nào?
Pháp luật
Người có tiền án mà đốt nhà gây chết người thì có là tình tiết tăng nặng không? Pháp luật quy định tiền án là gì?
Pháp luật
Khoản 1 tội giết người bao nhiêu năm tù? Khoản 2 tội giết người bao nhiêu năm tù? Giết người có phải tội đặc biệt nghiêm trọng?
Pháp luật
Chất xyanua là gì? Chỉ cần dùng một lượng bao nhiêu mg chất xyanua thì có thể giết chết một người bình thường?
Pháp luật
Chất độc xyanua thường được sử dụng để làm gì? Mua chất độc xyanua ở đâu? Nhiễm độc xyanua có nguy hiểm không?
Pháp luật
Xyanua dùng để làm gì trong công nghiệp? Chất độc xyanua nguy hiểm như thế nào? Cách nhận biết ngộ độc xyanua thông qua một số triệu chứng lâm sàng?
Pháp luật
Xyanua có phải chất độc không? Sử dụng một lượng xyanua bao nhiêu có thể giết chết một người?
Pháp luật
Thallium là gì? Thallium có độc không? Nếu có, dùng chất độc Thallium giết người thì hình phạt cao nhất là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội giết người
1,064 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tội giết người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội giết người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào