Từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được ký ban hành, ai có trách nhiệm gửi văn bản để gửi đăng Công báo?
- Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, ai có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan?
- Từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được ký ban hành, ai có trách nhiệm gửi văn bản để gửi đăng Công báo?
- Việc đăng tải và đưa tin, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện như thế nào?
Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, ai có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan?
Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, người có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan được quy định tại Điều 24 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Trách nhiệm phát hành văn bản quy phạm pháp luật
Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được xác định ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
Theo đó, sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được xác định ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
Trước đây, sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, người có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan được quy định tại Điều 24 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Trách nhiệm phát hành văn bản quy phạm pháp luật
Sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được xác định ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
Như vậy, sau khi văn bản quy phạm pháp luật được Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được xác định ở phần "Nơi nhận" của văn bản.
Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được ký ban hành, ai có trách nhiệm gửi văn bản để gửi đăng Công báo?
Từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được ký ban hành, người có trách nhiệm gửi văn bản để gửi đăng Công báo được quy định tại Điều 25 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Gửi văn bản đăng Công báo
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm gửi Văn phòng Kiểm toán nhà nước và Vụ Pháp chế bản điện tử có chứa nội dung chính xác với văn bản giấy đã phát hành để gửi đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước gửi văn bản đến cơ quan Công báo thuộc Văn phòng Chính phủ 01 bản giấy và bản điện tử theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-VPCP ngày 31/3/2017 hướng dẫn thực hiện quy định về Công báo tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trừ trường hợp văn bản thuộc Danh mục bí mật nhà nước.
3. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về việc không gửi, gửi không đầy đủ hoặc gửi không đúng thời hạn các văn bản để đăng Công báo và theo dõi việc đăng Công báo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng Kiểm toán nhà nước. Trường hợp phát hiện văn bản đăng trên Công báo không đúng với văn bản chính do sai sót của cơ quan Công báo, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan Công báo để đính chính.
Trường hợp văn bản bị trả lại khi cơ quan Công báo phát hiện văn bản đó có sai sót về nội dung và thủ tục pháp lý trong việc ban hành và việc gửi văn bản để đăng Công báo, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, Vụ Pháp chế xem xét, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm gửi Văn phòng Kiểm toán nhà nước và Vụ Pháp chế bản điện tử có chứa nội dung chính xác với văn bản giấy đã phát hành để gửi đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Trước đây, từ ngày văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được ký ban hành, người có trách nhiệm gửi văn bản để gửi đăng Công báo được quy định tại Điều 25 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) như sau:
Gửi văn bản đăng Công báo
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm gửi Văn phòng Kiểm toán nhà nước và Vụ Pháp chế bản điện tử có chứa nội dung chính xác với văn bản để gửi đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Trang thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước. Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử cung cấp cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước và Vụ Pháp chế.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước gửi văn bản đến cơ quan Công báo thuộc Văn phòng Chính phủ 01 bản giấy và bản điện tử theo quy định tại Điều 90 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
3. Văn phòng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của văn bản gửi đăng Công báo với văn bản gốc, về việc không gửi, gửi không đầy đủ hoặc gửi không đúng thời hạn các văn bản để đăng Công báo và theo dõi việc đăng Công báo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng Kiểm toán nhà nước. Trường hợp phát hiện văn bản đăng trên Công báo không đúng với văn bản chính do sai sót của cơ quan Công báo, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan Công báo để đính chính.
Trường hợp văn bản bị trả lại khi cơ quan Công báo phát hiện văn bản đó có sai sót về nội dung và thủ tục pháp lý trong việc ban hành và việc gửi văn bản để đăng Công báo, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, Vụ Pháp chế xem xét, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ký ban hành, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm gửi Văn phòng Kiểm toán nhà nước và Vụ Pháp chế bản điện tử có chứa nội dung chính xác với văn bản để gửi đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Trang thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản điện tử cung cấp cho Văn phòng Kiểm toán nhà nước và Vụ Pháp chế.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày văn bản được ký ban hành, Văn phòng Kiểm toán nhà nước gửi văn bản đến cơ quan Công báo thuộc Văn phòng Chính phủ 01 bản giấy và bản điện tử, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính chính xác của văn bản gửi đăng Công báo với văn bản gốc, về việc không gửi, gửi không đầy đủ hoặc gửi không đúng thời hạn các văn bản để đăng Công báo và theo dõi việc đăng Công báo văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Trường hợp phát hiện văn bản đăng trên Công báo không đúng với văn bản chính do sai sót của cơ quan Công báo, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan Công báo để đính chính.
Trường hợp văn bản bị trả lại khi cơ quan Công báo phát hiện văn bản đó có sai sót về nội dung và thủ tục pháp lý trong việc ban hành và việc gửi văn bản để đăng Công báo, Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, Vụ Pháp chế xem xét, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Việc đăng tải và đưa tin, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Đăng tải và đưa tin, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Vụ Pháp chế có trách nhiệm đăng tải văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm đăng tải văn bản trên Trang thông thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
2. Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Báo kiểm toán đưa tin, phổ biến kịp thời văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành, Vụ Pháp chế có trách nhiệm đăng tải văn bản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm đăng tải văn bản trên Trang thông thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Vụ Pháp chế phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Báo kiểm toán đưa tin, phổ biến kịp thời văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Lưu ý: Không áp dụng Quy chế này đối với những văn bản cá biệt do Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?