Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?

Ngày 23/03/2022 vừa qua, Bộ Công thương ban hành Thông tư 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 08/05/2022. Theo đó, sắp tới Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?

Hiệp định RCEP là hiệp định gì?

Theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/05/2022) định nghĩa các khái niệm đến Hiệp định RCEP như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định RCEP là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
2. Nước Thành viên là các nước thành viên của Hiệp định RCEP."

HIỆP ĐỊNH RCEP

Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?

Biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trong Hiệp định RCEP là gì?

Theo quy định tại Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 về biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp trong Hiệp định RCEP như sau:

"Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
2. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại."

Theo đó, có thể thấy biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp là các biện pháp nhằm mục đích phòng vệ thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BCT về việc thực hiện biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp như sau:

"Điều 4. Thông báo
1. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo trước ít nhất 07 ngày cho bên liên quan về kế hoạch và nội dung điều tra tại chỗ để xác minh các thông tin do bên liên quan cung cấp với điều kiện việc thông báo không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra vụ việc theo quy định.
2. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá ít nhất 07 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
3. Cơ quan điều tra có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho nước Thành viên bị điều tra về việc nhận được Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp ít nhất 20 ngày trước khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Khi có yêu cầu từ Chính phủ nước Thành viên liên quan, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ cung cấp bản không bảo mật Hồ sơ yêu cầu điều tra chống trợ cấp."

Về phương pháp tính toán biên độ phá giá được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư 07/2022/TT-BCT như sau:

"Điều 5. Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá
Khi tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP , Cơ quan điều tra phải tính gộp tất cả các biên độ riêng lẻ, dù có kết quả dương hay âm, vào biên độ chung của mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài. Quy định này không hạn chế quyền của Cơ quan điều tra trong việc tính toán biên độ bán phá giá theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP."

Về công bố các dữ liêu trọng yếu được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 07/2022/TT-BCT (có hiệu lực từ ngày 08/05/2022) như sau:

"Điều 6. Công bố các dữ liệu trọng yếu
1. Chậm nhất 10 ngày trước khi có Quyết định cuối cùng, Cơ quan điều tra có nghĩa vụ công bố bằng văn bản các dữ liệu trọng yếu trong dự thảo kết luận điều tra cuối cùng. Các bên liên quan có quyền đưa ra ý kiến trong thời gian quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP. Cơ quan điều tra sẽ xem xét và phản hồi ý kiến của các bên liên quan trong kết luận điều tra cuối cùng của vụ việc.
2. Dữ liệu trọng yếu bao gồm một số dữ liệu làm cơ sở quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định về thông tin mật theo pháp luật hiện hành."
1,837 lượt xem
Hiệp định RCEP
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa được coi là có xuất xứ từ các nước thành viên Hiệp định RCEP trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Tổ chức được phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng theo Hiệp định RCEP khi đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Pháp luật
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam không được áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp tạm thời cho hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên Hiệp định RCEP trong trường hợp nào?
Pháp luật
Dự kiến Việt Nam có thể áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp với các nước thành viên Hiệp định RCEP trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Từ ngày 08/05/2022, Việt Nam có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với các nước thành viên Hiệp định RCEP như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiệp định RCEP

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiệp định RCEP

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào