Từ ngày 01/6/2022, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nhưng bị mất khả năng thanh toán có được chuyển giao quyền chủ sở hữu không?
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có được chuyển giao quyền chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay không?
- Trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp là như thế nào?
- Người lao động được hưởng chính sách như thế nào khi doanh nghiệp thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp vốn nhà nước?
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có được chuyển giao quyền chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hay không?
Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu như sau:
"Điều 49. Điều kiện chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu
Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chuyển giao phù hợp với ngành, lĩnh vực hoặc mục tiêu quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp nhận chuyển giao.
2. Không thuộc diện giải thể hoặc mất khả năng thanh toán.
3. Thuộc diện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương. Trường hợp chưa được quy định tại văn bản này, các cơ quan đại diện chủ sở hữu có liên quan đến việc chuyển giao thỏa thuận, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt."
Căn cứ quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ không đủ điều kiện để thực hiện chuyển giao quyền chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp
Trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp là như thế nào?
Theo Điều 51 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm:
"Điều 51. Trình tự, thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ pháp lý, hợp đồng chưa thanh lý, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và đất đai của doanh nghiệp hoặc phần vốn và tài sản thực hiện chuyển giao và báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
2. Đối với trường hợp chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan này phối hợp thẩm định, thống nhất về hồ sơ, số liệu; thỏa thuận về phương thức chuyển giao; các điều kiện, cam kết giao nhận doanh nghiệp, cam kết thanh toán nợ; thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan.
Đối với trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo các doanh nghiệp có liên quan phối hợp thẩm định, thống nhất về hồ sơ, số liệu; thỏa thuận về phương thức chuyển giao; các điều kiện, cam kết giao nhận phần vốn, tài sản; cam kết thanh toán nợ; thông báo bằng văn bản cho chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan.
3. Tổ chức ký Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ cơ quan đại diện chủ sở hữu
b) Tên, địa chỉ doanh nghiệp chuyển giao hoặc thông tin về phần vốn, tài sản thực hiện chuyển giao;
c) Giá trị doanh nghiệp hoặc giá trị phần vốn, tài sản thực hiện chuyển giao; phương thức giao nhận;
d) Các cam kết, quyền và nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có liên quan.
Biên bản này được thông báo tại trụ sở doanh nghiệp, trên ít nhất một báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp.
4. Sau khi chuyển giao giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, doanh nghiệp chuyển giao thực hiện đăng ký thay đổi cơ quan đại diện chủ sở hữu tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ phải có biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chuyển giao thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thay đổi tên (nếu có) và chủ sở hữu của doanh nghiệp trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp."
Trình tự thủ tục chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được nêu trên chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện chuyển giao quy định tại Điều 49 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
Người lao động được hưởng chính sách như thế nào khi doanh nghiệp thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp vốn nhà nước?
Theo Điều 53 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giao như sau:
"Điều 53. Chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giao
1. Doanh nghiệp chuyển giao lập danh sách toàn bộ lao động hiện có, danh sách lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển giao, danh sách người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao, danh sách người lao động nghỉ hưu, danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động."
Nghị định 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2022, thay thế Nghị định 172/2013/NĐ-CP, Nghị định 128/2014/NĐ-CP và bãi bỏ Nghị định 69/2014/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?