Từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật về thuế nào sẽ được nghiên cứu xây dựng để phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế?

Từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật về thuế nào sẽ được nghiên cứu xây dựng để phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế? Tôi thấy nội dung này khá mới lạ nên tôi muốn được tìm hiểu. Xin cám ơn!

Ngày 12/04/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 54/NQ-CP năm 2022 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Trong đó, các mục tiêu được thể hiện rõ ràng nhằm thực thi các chính sách phát triển kinh tế, cũng như cơ cấu lại ngân sách nhà nước với những hành động về xây dựng nghiên cứu các luật về thuế, một số nội dung chính được thể hiện như sau:

Có bao nhiêu Dự án Luật về thuế sẽ được nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội để cơ cấu lại nền kinh tế từ đây đến hết năm 2025?

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương:

+ Xây dựng Đề án Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Rà soát tình hình thực hiện và xây dựng đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét.

+ Nghiên cứu xây dựng các chính sách tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển.

+ Nghiên cứu xây dựng các chính sách nhằm tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, bảo đảm an toàn nợ công, chỉ vay trong khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng vay và mức độ hấp thụ vốn vay, duy trì, củng cố dư địa tài khóa để ứng phó với rủi ro thị trường hay cú sốc kinh tế, kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước.

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; đảm bảo tỷ trọng thu nội địa, tỷ trọng giữa thuế gián thu và thuế trực thu ở mức độ hợp lý, khai thác tốt thuế, phí và lệ phí từ tài sản, tài nguyên bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn giảm, đảm bảo tính trung lập của thuế, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.

+ Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành trong giai đoạn 2023 - 2025.

+ Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.

+ Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật Thuế tài sản báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.

+ Nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng Báo cáo nghiên cứu sử dụng hiệu quả chính sách mua sắm chính phủ để thúc đẩy số, phát triển kinh tế số, an toàn thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trình Chính phủ ban hành năm 2022 - 2023.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biểu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Như vậy, từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được nghiên cứu xây dựng trình Quốc hội. Đáng chú ý, Dự án Luật Thuế tài sản đang được nghiên cứu xây dựng để báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội xem xét, ban hành giai đoạn 2023 - 2025.

Từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật về thuế nào sẽ được nghiên cứu xây dựng để phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế?

Từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật về thuế nào sẽ được nghiên cứu xây dựng để phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế?


Mục tiêu tổng quát trong việc cơ cấu lại nền kinh tế là gì?

Mục tiêu tổng quát trong việc cơ cấu lại nền kinh tế được đề cập như sau:

Hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong việc cơ cấu lại nền kinh tế là gì?

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong việc cơ cấu lại nền kinh tế được đề cập như sau:

- Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước.

- Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP.

- Đến năm 2025, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

- Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP.

- Giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 05 năm khoảng 32 - 34% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế.

- Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững, trong đó thiết lập, vận hành có hiệu quả Sàn giao dịch nợ nhằm thúc đẩy thị trường mua bán nợ xấu, trong đó Công ty Quản lý tài sản (VAMC) là trung tâm của thị trường. Tất cả các ngân hàng thương mại (không bao gồm các ngân hàng yếu kém) áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.

- Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP.

- Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10 - 15 bậc so với năm 2019. Hoàn thành việc xây dựng và công khai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.

- Chỉ số Chất lượng đào tạo nghề trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 40 - 50 bậc; chỉ số Kỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc so với năm 2019.

- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 05 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế.

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP đạt khoảng 20%; tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

- Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

Cơ cấu lại nền kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đến hết năm 2025, Việt Nam phấn đấu nâng số lượng doanh nghiệp lên 1,5 triệu doanh nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế?
Pháp luật
Sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng Dự án Luật Học tập suốt đời trong kế hoạch cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Gia hạn thời gian trình Dự án Luật Thuế tài sản lên 03 năm theo nội dung Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025?
Pháp luật
Từ nay đến năm 2025, các Dự án Luật về thuế nào sẽ được nghiên cứu xây dựng để phục vụ mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ cấu lại nền kinh tế
731 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ cấu lại nền kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ cấu lại nền kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào