Từ năm 2025, khi bắt giữ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải báo cáo với Chủ tịch nước? Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?
Từ năm 2025, khi bắt giữ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải báo cáo với Chủ tịch nước?
Căn cứ theo Điều 105 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định thông tin về Thẩm phán vi phạm pháp luật như sau:
Thông tin về Thẩm phán vi phạm pháp luật
1. Trường hợp Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cơ quan điều tra phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
2. Trường hợp Thẩm phán Tòa án nhân dân bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân thì cơ quan điều tra phải thông báo ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Đồng thời, căn cứ Điều 151 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
2. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 152 của Luật này.
Như vậy, từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trường hợp Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bị tạm giữ vì phạm tội quả tang thì cơ quan ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Trường hợp bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở, nơi làm việc của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cơ quan điều tra phải báo cáo ngay Chủ tịch nước và thông báo cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao biết.
Từ năm 2025, khi bắt giữ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải báo cáo với Chủ tịch nước? (hình từ internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 91 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về bổ nhiệm Thẩm phán như sau:
Bổ nhiệm Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật này.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
(1) Người có đủ tiêu chuẩn và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
- Có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân;
- Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
(2) Người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội, có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024, bảo đảm quy trình theo quy định thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
- Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Lưu ý: Số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm theo quy định tại mục (2) là không quá 02 người.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?