Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Việc thực hiện nghĩa vụ của cá nhân trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ như thế nào?
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa như sau:
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, thì định nghĩa về tôn giáo cũng được quy định như sau:
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Theo đó tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cũng nêu về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Đồng thời, thì tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng đã được nêu như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Tóm lại, qua các quy định trên có thể thấy được rằng việc tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được quy định tại Hiến pháp của Việt Nam mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì? Việc thực hiện nghĩa vụ của cá nhân trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc thực hiện nghĩa vụ của cá nhân trong tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo?
Theo Điều 61 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật này.
Đồng thời tại Điều 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cũng nói về những nội dung mà nhà nước quản lý về tín ngưỡng, tôn giáo như:
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Tóm lại, nhà nước sẽ có những trách nhiệm được phân theo các cấp hành chính và căn cứ vào nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tín ngưỡng tôn giáo mà có cơ chế quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?