Tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA được quy định ra sao?

Thực hiện tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA thế nào? Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ chứng từ chứng nhận trong bao lâu? Câu hỏi của anh Phước (Hà Nội).

Tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 02/2021/TT-BCT có hướng dẫn về việc thực hiện tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA như sau:

(1) Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BCT khi hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và đáp ứng quy định khác của Hiệp định UKVFTA.

(2) Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ.

- Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Việt Nam.

- Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.

(3) Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BCT có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.

(4) Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.

(5) Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BCT nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa cũng như việc tuân thủ quy định khác của Thông tư này theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

(6) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu.

(7) Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu nêu tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BCT khai báo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn của Bộ Công Thương.

Thực hiện tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA thế nào?

Thực hiện tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA thế nào? (Hình từ Internet)

Mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu trong Hiệp định UKVFTA hiện nay có nội dung thế nào?

Về mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu trong Hiệp định UKVFTA được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BCT như sau:

mẫu lời văn khai báo

Tại số 1: Khi chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có chứa nội dung lời văn khai báo xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện, mã số tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu đủ điều kiện phải được điền vào khoảng trống này. Khi chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có chứa nội dung lời văn khai báo xuất xứ không được phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện, phần trong ngoặc đơn sẽ được bỏ qua hoặc để trống.

Tại số 2: Nêu rõ xuất xứ của hàng hoá.

Tại số 3: Thông tin này có thể bỏ qua nếu đã được thể hiện trên chính chứng từ đó.

Tại số 4: Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải ký tên, việc miễn chữ ký cũng đồng nghĩa với miễn thể hiện tên của người ký.

* Tải mẫu lời văn khai báo xuất xứ của nhà xuất khẩu trong Hiệp định UKVFTA: Tải về

Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ chứng từ chứng nhận trong bao lâu?

Căn cứ theo Điều 31 Thông tư 02/2021/TT-BCT có quy định:

Lưu trữ hồ sơ
1. Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lưu trữ ít nhất 3 năm bản sao của chứng từ chứng nhận xuất xứ cũng như chứng từ khác.
2. Cơ quan, tổ chức cấp C/O của Nước thành viên xuất khẩu lưu trữ ít nhất 3 năm hồ sơ đề nghị cấp C/O.
3. Cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu lưu trữ ít nhất 3 năm chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được nộp cho cơ quan hải quan đó.
4. Nhà xuất khẩu lưu trữ chứng từ hoặc hồ sơ, theo quy định hiện hành của Nước thành viên, dưới bất kỳ hình thức nào, với điều kiện chứng từ hoặc hồ sơ tra cứu và in ra được.

Theo quy định trên thì nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ lưu trữ ít nhất 3 năm bản sao của chứng từ chứng nhận xuất xứ cũng như chứng từ khác.

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho mình được không? Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành có hợp pháp?
Pháp luật
Có nghi ngờ về tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan sẽ xử lý thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn khai, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo Thông tư 33/2023/TT-BTC?
Pháp luật
Việc khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Chứng từ chứng nhận xuất xứ mẫu C/O mẫu D mới được thay đổi ra sao? Khi nào áp dụng mẫu C/O mẫu D mới, mẫu cũ còn dùng được không?
Pháp luật
Các loại thịt và các sản phẩm thịt nào phải nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam?
Pháp luật
Tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Anh theo Hiệp định UKVFTA được quy định ra sao?
Pháp luật
Điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam theo UKVFTA là gì?
Pháp luật
Nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh theo UKVFTA trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ quan hải quan được từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định RCEP đối với các trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1,950 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: