Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai thì cơ sở đào tạo bị xử phạt thế nào?
- Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vì lý do mang thai là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
- Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai thì cơ sở đào tạo bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở đào tạo từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai là bao lâu?
Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vì lý do mang thai là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Việc từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vì lý do mang thai có được xem là hành vi vi phạm pháp luật không, theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
...
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
a) Quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ;
b) Vận động hoặc ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính;
c) Từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ;
d) Giáo dục hướng nghiệp, biên soạn và phổ biến sách giáo khoa có định kiến giới.
...
Theo quy định trên, việc từ chối tuyển sinh những người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do mang thai là một trong những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Từ chối tuyển sinh (Hình từ Internet)
Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai thì cơ sở đào tạo bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở đào tạo từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai được quy định tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 7 Điều 9 Nghị định 125/2021/NĐ-CP như sau:
Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính;
b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
...
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, cơ sở đào tạo từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời cơ sở đào tạo vi phạm còn bị buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở đào tạo từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt như sau:
Thời hiệu xử phạt
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới là một năm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày đã thực hiện xong hành vi vi phạm đó.
3. Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới đang được thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực bình đẳng giới.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở đào tạo từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào khóa đào tạo vì lý do mang thai là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?