Tứ chẩn trong y học cổ truyền là gì? Các bước tiến hành tứ chẩn trong y học cổ truyền như thế nào?
Tứ chẩn trong trong y học cổ truyền là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phần 1 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền ban hành kèm theo Quyết định 5480/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
KHÁM BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. ĐẠI CƯƠNG
Khám bệnh y học cổ truyền là dùng Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để khám cho người bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán (bát cương, tạng phủ, kinh lạc, nguyên nhân, bệnh danh) và đề ra pháp điều trị tương ứng.
- Vọng chẩn là người thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt, mũi, môi, lưỡi, rêu lưỡi của người bệnh để biết tình hình bệnh tật bên trong của cơ thể phản ánh ra bên ngoài.
- Văn chẩn là người thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc, ... của người bệnh. Thầy thuốc dùng mũi để ngửi hơi thở, các chất thải, mùi cơ thể, ... của người bệnh để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đề ra pháp điều trị phù hợp. Thầy thuốc có thể hỏi người bệnh để tiếp nhận các thông tin này.
- Vấn chẩn là người thầy thuốc dùng những câu hỏi để tìm hiểu về quá trình phát sinh bệnh, diễn biến bệnh, thói quen sinh hoạt, ăn uống, và các đặc điểm triệu chứng của bệnh, ... từ đó có thể đưa ra các chẩn đoán.
- Thiết chẩn là người thầy thuốc sử dụng tay để bắt mạch (mạch chẩn), thăm khám tứ chi và các bộ phận của cơ thể (xúc chẩn).
Như vậy, có thể hiểu tứ chẩn là 04 phương pháp khám bệnh của y học cổ truyền bao gồm: vọng, văn, vấn, thiết để khám cho người bệnh, từ đó đưa ra chẩn đoán và đề ra pháp điều trị tương ứng.
Tứ chẩn trong y học cổ truyền là gì? Các bước tiến hành tứ chẩn trong y học cổ truyền như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành tứ chẩn trong y học cổ truyền như thế nào?
Các bước tiến hành tứ chẩn trong y học cổ truyền được hướng dẫn tại Mục 5 Phần 1 tài liệu chuyên môn Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền ban hành kèm theo Quyết định 5480/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
(1) Vọng chẩn
Người thầy thuốc dùng mắt để quan sát thần, sắc, hình thái, mắt mũi, môi, lưỡi, da, bộ phận bị bệnh, ... của người bệnh để biết được tình hình bệnh tật bên trong cơ thể được phản ánh ra bên ngoài.
Chú ý: Đối với trẻ em dưới 3 tuổi cần kết hợp xem chỉ tay.
(2) Văn chẩn
- Người thầy thuốc dùng tai để nghe tiếng nói, hơi thở, tiếng ho, tiếng nấc, ... của người bệnh.
- Dùng mũi để ngửi hơi thở, chất thải, mùi cơ thể, ... của người bệnh để giúp phân biệt tình trạng bệnh thuộc hư hay thực, bệnh thuộc hàn hay thuộc nhiệt của người bệnh để đưa ra pháp điều trị phù hợp.
Thầy thuốc có thể hỏi để tiếp nhận các thông tin này.
(3) Vấn chẩn
- Lý do đi khám bệnh và hoàn cảnh xuất hiện bệnh.
- Diễn biến bệnh.
- Trong quá trình hỏi bệnh, tuỳ từng chứng bệnh cụ thể của người bệnh, thầy thuốc hỏi thêm các triệu chứng:
+ Hàn - nhiệt và mồ hôi.
+ Đầu, thân, ngực và bụng, tứ chi.
+ Ăn uống.
+ Đại tiện và tiểu tiện.
+ Giấc ngủ.
+ Tai, mắt, mũi.
+ Bệnh cũ.
+ Đối với phụ nữ cần hỏi thêm về kinh, đới, thai, sản.
(4) Thiết chẩn
- Mạch chẩn: xem mạch để biết tình trạng thịnh, suy của các tạng phủ, vị trí nông, sâu và tính chất hàn, nhiệt của bệnh.
- Xúc chẩn: sờ nắn vùng bụng, tứ chi, da thịt (bì phu, cơ nhục), đường đi của kinh mạch và bộ phận bị bệnh để tìm các biểu hiện bất thường.
Phát triển khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được quy định như thế nào?
Phát triển khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền được quy định tại Điều 85 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
(1) Các bệnh viện đa khoa của Nhà nước phải tổ chức việc khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tổ chức khám bệnh, chữa bệnh đa khoa nếu đáp ứng đủ điều kiện.
(2) Kế thừa và phát triển bài thuốc, phương pháp khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; khuyến khích sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu nuôi trồng trong nước có hiệu quả trên lâm sàng trong phòng bệnh, chữa bệnh. Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các phương pháp dưỡng sinh y học cổ truyền tại cộng đồng.
(3) Khuyến khích thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ về y học cổ truyền sau đây:
- Phát hiện, nghiên cứu về thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Nghiên cứu về tính vị và tác dụng theo y học cổ truyền của các vị thuốc nam, thuốc dân gian, bài thuốc được xác định theo y học cổ truyền và y học hiện đại có tác dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh;
- Nghiên cứu về tính an toàn, hiệu quả của các phương thức chẩn trị và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh;
- Nghiên cứu tuyển chọn, phát triển thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền an toàn, hiệu quả cao trong điều trị bệnh;
- Nghiên cứu về an toàn, hiệu quả sử dụng thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền kết hợp với thuốc hóa dược theo giai đoạn bệnh;
- Nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chẩn đoán bệnh để xây dựng bộ tiêu chí chẩn đoán bệnh, thể bệnh theo y học cổ truyền;
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến để bào chế thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền dưới dạng bào chế hiện đại.
(4) Khuyến khích đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng Google map khi đi xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy trừ bao nhiêu điểm?
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 1 được cấp cho cá nhân đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết điểm bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt sử dụng giấy phép lái xe ô tô hết điểm theo Nghị định 168/2024?
- Người tiêu dùng chịu nhiều tác động bất lợi về tiếp cận thông tin là ai? Trách nhiệm ngăn ngừa việc tiếp cận thông tin trái phép?
- Gắn điện thoại trên xe máy có bị phạt không 2025? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy phạt bao nhiêu?