Tủ cách ly là gì? Để kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly thì có thể sử dụng những phương pháp nào theo tiêu chuẩn hiện nay?

Cho tôi hỏi để kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly thì có thể sử dụng những phương pháp nào theo tiêu chuẩn hiện nay? Có thể áp dụng phương pháp nào để kiểm tra độ rò rỉ của tủ cách ly? Câu hỏi của anh Q.K từ Bình Dương.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7945-2:2008 (ISO 10648-2:1994) về An toàn bức xạ đối với tủ cách ly được áp dụng trong trường hợp nào?

Phạm vi áp dụng của TCVN 7945-2:2008 được quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7945-2:2008 (ISO 10648-2:1994) về An toàn bức xạ - Tủ cách ly - Phần 2: Phân loại theo độ kín và các phương pháp kiểm tra như sau:

Tiêu chuẩn này đưa ra việc phân loại tủ cách ly theo độ kín và quy định các phương pháp kiểm tra độ kín để:

- kiểm tra sản xuất tại nhà máy;

- kiểm tra nghiệm thu tại phòng thí nghiệm;

- kiểm tra trước khi hoạt động;

- kiểm tra định kỳ trong quá trình vận hành.

Hai loại kiểm tra sau phải tuân theo các tiêu chuẩn liên quan khác và các quy định tại địa phương.

Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp cho các nhà sản xuất, nhà cung cấp, người sử dụng và cơ quan có thẩm quyền có được những nguyên tắc thống nhất trong quy trình kiểm tra độ kín của tủ cách ly và xác định mức rò rỉ.

Các kiểm tra này được tiến hành cho các tủ cách ly có các bộ phận cơ bản [xem TCVN 7945-1 (ISO 10648-1), Phụ lục B]. Tất cả các cửa mở (ví dụ như các hốc găng tay và cửa thông gió) đều được bịt kín bằng nắp đậy kín hoặc nắp có thể gắn xi.

Nếu có thêm các thiết bị bổ sung khác thì nên thực hiện quy trình kiểm tra mới trong đó xem xét đến cả tính năng các thiết bị này.

Tủ cách ly là gì? Để kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly thì có thể sử dụng những phương pháp nào theo tiêu chuẩn hiện nay?

Tủ cách ly là gì? Để kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly thì có thể sử dụng những phương pháp nào theo tiêu chuẩn hiện nay? (Hình từ Internet)

Tủ cách ly là gì?

Định nghĩa về tủ cách ly được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7945-2:2008 (ISO 10648-2:1994) về An toàn bức xạ - Tủ cách ly - Phần 2: Phân loại theo độ kín và các phương pháp kiểm tra như sau:

Thuật ngữ định nghĩa
Các thuật ngữ định nghĩa sau được sử dụng trong tiêu chuẩn này
3.1. Tủ cách ly (containment enclosure)
Tủ được thiết kế để ngăn sự rò rỉ các sản phẩm từ môi trường trong ra môi trường ngoài, hoặc sự xâm nhập của các chất từ môi trường ngoài vào môi trường bên trong, hoặc đồng thời cả hai quá trình.
3.2. Mức rò rỉ theo giờ, Tf (hourly leak rate)
Tỷ số giữa lượng rò rỉ F trong một giờ của tủ cách ly trong điều kiện làm việc bình thường (áp suất và nhiệt độ) và thể tích V của tủ cách ly.
Tf = F/V
Mức rò rỉ tính theo giờ Tf được biểu diễn dưới dạng nghịch đảo của giờ.

Theo tiêu chuẩn vừa nêu thì tủ cách ly là tủ được thiết kế để ngăn sự rò rỉ các sản phẩm từ môi trường trong ra môi trường ngoài, hoặc sự xâm nhập của các chất từ môi trường ngoài vào môi trường bên trong, hoặc đồng thời cả hai quá trình.

Để kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly thì có thể sử dụng những phương pháp nào?

Phương pháp kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7945-2:2008 (ISO 10648-2 :1994) về An toàn bức xạ - Tủ cách ly - Phần 2: Phân loại theo độ kín và các phương pháp kiểm tra như sau:

Phương pháp kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly
Có ba phương pháp kiểm tra độ rò rỉ đối với các tủ cách ly:
a) phương pháp oxy (xem 5.1);
b) phương pháp thay đổi áp suất (xem 5.2);
c) phương pháp áp suất không đổi (xem 5.3).
Ngoại trừ những tủ có các quy định đặc biệt (như kích thước lớn, hình dáng phức tạp hay có lắp đặt thiết bị), phương pháp kiểm tra độ rò rỉ được xác định theo mức độ rò rỉ như sau:
a) loại 1: sử dụng phương pháp oxy (5.1);
b) loại 2 và loại 3: sử dụng phương pháp oxy khác (5.1) hoặc phương pháp thay đổi áp suất (5.2) và phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan, các quy định của địa phương và có tính khả thi;
c) loại 3 và loại 4: sử dụng phương pháp áp suất không đổi (5.3).
Khi kiểm tra rò rỉ, nên tiến hành ở điều kiện nghiêm ngặt hơn (với chênh lệch áp suất lớn hơn 4 lần so với điều kiện làm việc bình thường).
Nếu chưa có các hệ thống hàn kín thì có thể tiến hành kiểm tra trên những vật thể giả (ví dụ như bao che, túi, v.v.).
Nếu tủ cách ly được chế tạo từ thép cacbon có sơn phủ thì việc kiểm tra phải được tiến hành cả trước và sau khi sơn.
Nếu tủ cách ly bị nhiễm xạ thì cần phải đặc biệt chú ý để tránh những khó khăn về phóng xạ. Sử dụng các phin lọc HEPA có thể tránh lan rộng nhiễm xạ.

Như vậy, để kiểm tra rò rỉ đối với tủ cách ly thì có thể sử dụng 03 phương pháp sau:

(1) phương pháp oxy;

(2) phương pháp thay đổi áp suất;

(3) phương pháp áp suất không đổi.

Ngoại trừ những tủ có các quy định đặc biệt (như kích thước lớn, hình dáng phức tạp hay có lắp đặt thiết bị), phương pháp kiểm tra độ rò rỉ được xác định theo mức độ rò rỉ như sau:

(1) loại 1: sử dụng phương pháp oxy;

(2) loại 2 và loại 3: sử dụng phương pháp oxy khác hoặc phương pháp thay đổi áp suất và phải phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan, các quy định của địa phương và có tính khả thi;

(3) loại 3 và loại 4: sử dụng phương pháp áp suất không đổi.

An toàn bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn bức xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ an toàn bức xạ
Pháp luật
Phụ cấp trách nhiệm đối với người phụ trách an toàn bức xạ hiện nay là bao nhiêu? Được áp dụng cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ mà cơ sở y học hạt nhân phải trang bị là gì? Lắp đặt các thiết bị bức xạ thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh có các trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu về việc bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách an toàn bức xạ có yêu cầu phải là người trực tiếp tiến hành công việc bức xạ hay không?
Pháp luật
An toàn bức xạ là gì? Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc quản lý của cơ quan nào và có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nội quy an toàn bức xạ mà cơ sở y tế phải xây dựng là gì? Trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ của cơ sở y tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải làm những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn bức xạ
515 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn bức xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn bức xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào