Từ 1/7/2024 đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước thì có bị thu lại thẻ CCCD không? Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như thế nào?
Từ 1/7/2024 đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước thì có bị thu lại thẻ CCCD không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:
Trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
...
3. Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.
4. Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Nếu công dân tiếp tục có nhu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại.
5. Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình; bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì từ 1/7/2024 thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng khi đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước
Do đó, sẽ thu lại thẻ căn cước công dân khi công dân thực hiện đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước.
>> Xem thêm: Từ 01/10/2024 ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật CCCD
Từ 1/7/2024 đổi thẻ CCCD sang thẻ căn cước thì có bị thu lại thẻ CCCD không? Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như thế nào? (Hình từ internet)
Thủ tục cấp đổi thẻ căn cước như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định thủ tục đổi thẻ căn cước từ 1/7/2024 như sau:
(1) Trình tự, thủ tục đổi thẻ căn cước tại cơ quan quản lý căn cước:
Bước 1: Công dân đến cơ quan quản lý căn cước đề nghị cấp đổi, cung cấp thông tin gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, số định danh cá nhân, nơi cư trú để người tiếp nhận kiểm tra đối chiếu thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
Trường hợp người đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi thì hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước phải có giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh là người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi;
*Cơ quan quản lý căn cước gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý căn cước của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
Lưu ý:
- Trường hợp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa có hoặc có sai sót thì người tiếp nhận thực hiện việc điều chỉnh thông tin theo quy định tại Điều 6 Nghị định 70/2024/NĐ-CP trước khi đề nghị cấp đổi thẻ căn cước;
- Trường hợp thông tin của công dân chính xác, người tiếp nhận đề nghị cấp đổi thẻ căn cước trích xuất thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau khi xác định thông tin người đề nghị cấp đổi thẻ căn cước là chính xác thì thực hiện trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2023.
Bước 2: Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.
Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Nếu công dân tiếp tục có nhu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại.
Bước 3: Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình; bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(2) Trình tự, thủ tục đổi thẻ căn cước thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, ứng dụng định danh quốc gia:
Bước 1: Công dân lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của mình được khai thác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì đăng ký thời gian và cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục, hệ thống sẽ xác nhận và tự động chuyển đề nghị của công dân đến cơ quan quản lý căn cước nơi công dân đề nghị cấp đổi thẻ căn cước;
Công dân đến cơ quan quản lý căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký để thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước theo trình tự, thủ tục quy định tại (1);
- Trường hợp người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thì lựa chọn thủ tục, kiểm tra thông tin của người dưới 06 tuổi trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin chính xác thì người đại diện hợp pháp xác nhận chuyển hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý căn cước xem xét, giải quyết việc cấp đổi thẻ căn cước.
Bước 2: Trường hợp cấp đổi thẻ căn cước công dân sang thẻ căn cước hoặc cấp đổi thẻ căn cước thì người tiếp nhận có trách nhiệm thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, thẻ căn cước đang sử dụng.
Trường hợp công dân không đến nơi làm thủ tục cấp đổi thẻ căn cước theo thời gian, địa điểm đã đăng ký hẹn làm việc với cơ quan quản lý căn cước để thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước thì hệ thống tiếp nhận yêu cầu của công dân sẽ tự động hủy lịch hẹn công dân đã đăng ký khi hết ngày làm việc. Nếu công dân tiếp tục có nhu cầu cấp đổi thẻ căn cước thì đăng ký hẹn lại.
Bước 3: Cơ quan quản lý căn cước tổ chức lưu động việc tiếp nhận yêu cầu cấp đổi thẻ căn cước cho công dân Việt Nam ở trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài trong điều kiện, khả năng của mình; bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước, điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Các trường hợp nào phải đổi thẻ căn cước?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định các trường hợp phải đổi thẻ căn cước gồm có:
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023;
- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
- Xác lập lại số định danh cá nhân;
- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?