Từ 01/9/2022, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe sẽ được kết nối với Bộ Công an để thực hiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông?
- Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP?
- Từ 01/9/2022, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe sẽ được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an để thực hiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông?
- Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe cụ thể như sau:
(1) Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
(2) Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.
(3) Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:
- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.
(4) Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.
(5) Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 của Điều này.
(6) Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Từ 01/9/2022, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe sẽ được kết nối với Bộ Công an để thực hiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông? (Hình từ internet)
Từ 01/9/2022, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe sẽ được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an để thực hiện quản lý nhà nước về an toàn giao thông?
Đối với quy định trên thì tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định rằng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
Theo đó, thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải sẽ được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an từ ngày 01/9/2022.
Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cụ thể như sau:
"Điều 24. Bộ Công an
1. Kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Kết nối, chia sẻ thông tin về xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho Bộ Giao thông vận tải để phối hợp quản lý."
Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?