Truy tố là gì? Đặc điểm của giai đoạn truy tố? Phân biệt giai đoạn truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự?
Truy tố là gì? Đặc điểm của giai đoạn truy tố?
Truy tố là giai đoạn thứ ba của hoạt động tố tụng hình sự, sau giai đoạn khởi tố và điều tra vụ án.
Khi kết thúc giai đoạn điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố.
Viện Kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự do cơ quan điều tra chuyển đến.
Đông thời, kết thúc bằng việc Viện Kiểm sát ra 01 trong 03 loại quyết định:
- Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng),
- Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng.
Truy tố là chức năng quan trọng của Viện Kiểm sát nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan điều tra có thẩm quyền đã áp dụng. Đồng thời, loại trừ những hậu quả tiêu cực từ các sai lầm đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó.
Giai đoạn truy tố bị can có các đặc điểm sau đây:
- Phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm.
- Truy tố bị can chỉ thực hiện trong giai đoạn truy tố.
- Đảm bảo nguyên tắc quy định tại Điều 7 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015:
Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Truy tố là gì? Đặc điểm của giai đoạn truy tố? Phân biệt giai đoạn truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự? (Hình từ internet)
Phân biệt giai đoạn truy tố và khởi tố trong vụ án hình sự?
Tiêu chí | Truy tố | Khởi tố |
Cơ sở pháp lý | Điều 236 đến Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. | Điều 143 đến Điều 162 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. |
Khái niệm | Truy tố là việc viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. | Khởi tố là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu tội phạm hoặc khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. |
Thẩm quyền | - Viện kiểm sát. - Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án. (Điều 239 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015) | - Cơ quan điều tra. - Hội đồng xét xử. - Viện Kiểm sát - Các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư, cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm. |
Thời hạn ra quyết định | 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng | 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. - Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. - Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. |
Kết quả | Viện kiểm sát ra một trong các quyết định: - Truy tố bị can trước Tòa án; - Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; - Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. | Cơ quan có thẩm quyền ra một trong các quyết định: - Khởi tố vụ án hình sự; - Không khởi tố vụ án hình sự; - Tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. |
Ý nghĩa của hoạt động truy tố trong một vụ án hình sự?
- Xác lập cơ sở pháp lí để toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Luật tố tụng hình sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tô tụng trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Chức năng của toà án là xét xử. Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự, toà án chỉ có thể thực hiện chức năng này khi có quyết định truy tố của viện kiểm sát.
Điều 298 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015 quy định:
"Điều 298. Giới hạn của việc xét xử
1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó."
Như vậy, giai đoạn truy tố là tiền đề của giai đoạn xét xử, nếu viện kiểm sát không truy tố thì toà án không có cơ sở pháp lí để quyết định mở phiên toà xét xử đồng thời quyết định truy tố của viện kiểm sát cũng xác định phạm vi xét xử, thẩm quyền và giới hạn xét xử của toà án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có được vay vốn từ cá nhân ngoài doanh nghiệp không?
- Chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
- Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là một nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng đúng không?
- Quy chế quản lý nợ phải trả của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định những gì?