Trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thì sẽ bị xử lý đình chỉ hay giải thể?
- Trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thì sẽ bị xử lý đình chỉ hay giải thể?
- Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thế nào?
- Trường trung học có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục sẽ bị giải thể khi nào?
Trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thì sẽ bị xử lý đình chỉ hay giải thể?
Trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thì sẽ bị xử lý đình chỉ hay giải thể? (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về các trường hợp trường trung học bị đình chỉ hoạt động giáo dục gồm:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2017/NĐ-CP;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử;
- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy trường hợp trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thì sẽ bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thế nào?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục thực hiện như sau:
- Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phải xác định rõ lý do đình chỉ hoạt động giáo dục, thời hạn đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Khi trường trung học vi phạm quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2017/NĐ-CP, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trường trung học.
Bước 2: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập) căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Trường trung học có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục sẽ bị giải thể khi nào?
Tại Điều 31 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về giải thể trường trung học như sau:
Giải thể trường trung học
1. Trường trung học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.
2. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền quyết định giải thể nhà trường.
3. Hồ sơ gồm:
a) Trường trung học giải thể theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông;
- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
b) Trường trung học giải thể theo điểm d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân;
4. Trình tự thực hiện:
a) Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập); Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập); tổ chức, cá nhân thành lập trường (đối với trường trung học tư thục) xây dựng phương án giải thể trường, trình người có thẩm quyền ra quyết định giải thể trường. Quyết định giải thể trường phải xác định rõ lý do giải thể; các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở, Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học phổ thông tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường;
c) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Theo đó trường hợp trường trung học có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục thì sẽ bị đình chỉ và khi hết thời hạn đình chỉ mà trường trung học không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì sẽ bị giải thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?