Trưởng phòng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ người đua xe trái phép theo thủ tục hành chính không?
Người đua xe trái phép có bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 142/2021/ND-CP, có quy định về tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.
2. Cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Để thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Để xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.
Theo quy định trên thì hành vi gây rối trật tự công cộng thì có thể bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Theo đó, hành vi đua xe trái phép có thể là hành vi gây rối trật tự công cộng. Và người đua xe trái phép có thể bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn ngay hành vi này.
Trưởng phòng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ người đua xe trái phép theo thủ tục hành chính không? (Hình từ Internet)
Trưởng phòng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ người đua xe trái phép theo thủ tục hành chính không?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, có quy định về thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Trưởng Công an phường, Trưởng Công an xã, thị trấn đã tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân; Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế; Trưởng trạm Công an cửa khẩu;
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng phòng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trường hợp để ngăn chặn hành vi đua xe trái phép thì họ có quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Thời hạn tạm giữ người đua xe trái phép theo thủ tục hành chính quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm b khoản 61 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, có quy định về tạm giữ người theo thủ tục hành chính như sau:
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
...
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Đối với trường hợp tạm giữ để xác định tình trạng nghiện ma túy theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 05 ngày, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Đối với người bị tạm giữ trên tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân bay, tàu biển cập cảng.”;
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ người đua xe trái phép theo thủ tục hành chính (trong trường hợp bị tạm giữ như có phân tích ở trên) là không quá 12 giờ, trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
Trường hợp tạm giữ người vi phạm hành chính ở khu vực biên giới hoặc vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm người vi phạm được áp giải đến nơi tạm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?