Trường năng khiếu không thực hiện đúng nội dung cam kết với cơ quan quản lý xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống có bị đình chỉ hoạt động?
- Trường năng khiếu không thực hiện đúng nội dung đã cam kết với cơ quan quản lý cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống có bị đình chỉ hoạt động?
- Ai có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với Trường năng khiếu vi phạm?
- Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu như thế nào?
Trường năng khiếu không thực hiện đúng nội dung đã cam kết với cơ quan quản lý cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống có bị đình chỉ hoạt động?
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống được hiểu là hoạt động giáo dục giúp cho người học hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống theo khoản 1 Điều 2 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT.
Việc đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống được quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT như sau:
Đình chỉ hoạt động
1. Cơ sở giáo dục, đơn vị hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động;
b) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
c) Người cấp phép không đúng thẩm quyền;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, Trường năng khiếu có thể bị đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong các trường hợp sau:
- Không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
- Người cấp phép không đúng thẩm quyền;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Trường năng khiếu không thực hiện đúng các nội dung đã cam kết, đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống thì bị đình chỉ hoạt động.
Đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống (Hình từ Internet)
Ai có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với Trường năng khiếu vi phạm?
Thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống được quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT như sau:
Đình chỉ hoạt động
...
3. Người có thẩm quyền cấp phép, xác nhận đăng ký hoạt động có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
4. Trong trường hợp khẩn cấp, khi phát hiện cơ sở giáo dục, đơn vị vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, người có thẩm quyền cấp phép hoạt động, xác nhận đăng ký hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quyết định đình chỉ ngay hoạt động của cơ sở giáo dục, đơn vị, sau đó thực hiện các trình tự, thủ tục để đình chỉ hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc đơn vị.
Như vậy, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu (theo điểm a khoản 1 Điều 8 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT) nên Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trường năng khiếu.
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu như thế nào?
Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT như sau:
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục kỹ năng sống thành lập đoàn thanh tra đánh giá tình trạng thực tế của trường năng khiếu và lập phương án đề xuất xử lý;
- Căn cứ kết quả thanh tra, người có thẩm quyền cấp phép hoặc xác nhận đăng ký hoạt động ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống đối với trường năng khiếu.
Trong quyết định đình chỉ hoạt động phải xác định rõ lý do đình chỉ, quy định rõ thời hạn đình chỉ; các biện pháp đảm bảo quyền lợi người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục kỹ năng sống phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Sau thời gian đình chỉ hoạt động, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép hoạt động trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động trở lại, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo rõ lý do và hướng giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?