Trường hợp phản ánh kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải thì phải xử lý thế nào?
- Cá nhân có thể phản ánh kiến nghị về việc thủ tục hành chính giao thông vận tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được đầy đủ, chính xác hay không?
- Trường hợp phản ánh kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải thì phải xử lý thế nào?
- Văn phòng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị?
Cá nhân có thể phản ánh kiến nghị về việc thủ tục hành chính giao thông vận tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được đầy đủ, chính xác hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT quy định về nội dung phản ánh kiến nghị như sau:
Nội dung phản ánh, kiến nghị
Tổ chức, cá nhân có thể phản ánh, kiến nghị về những nội dung sau đây:
...
9. Phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính lĩnh vực giao thông vận tải với những nội dung sau:
a) Thủ tục hành chính đã có hiệu lực thi hành nhưng chưa được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, hoặc đã được đăng tải nhưng không đầy đủ, chính xác theo quy định;
b) Thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành, bị bãi bỏ nhưng vẫn được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Sự không thống nhất giữa thủ tục hành chính được đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với thủ tục hành chính được công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính; giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
d) Sự không thống nhất giữa thủ tục hành chính được giải quyết với thủ tục hành chính được công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính và được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
đ) Thủ tục hành chính còn gây khó khăn, vướng mắc, bất cập, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Theo đó, nếu cá nhân phát hiện thủ tục hành chính đã có hiệu lực thi hành, được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia nhưng chưa đầy đủ, chính xác thì có thể thực hiện phản ánh kiến nghị.
Trường hợp phản ánh kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải thì phải xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp phản ánh kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Giao thông vận tải thì phải xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT có quy định như sau:
Phân loại và giao nhiệm vụ xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Các phản ánh, kiến nghị không đúng nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm trả lời cho tổ chức, cá nhân việc không tiếp nhận và nêu rõ lý do.
2. Các phản ánh, kiến nghị chưa rõ nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị.
3. Các phản ánh, kiến nghị đáp ứng các nội dung, yêu cầu quy định tại Điều 5, các khoản 2, 3 và 5 Điều 6 Thông tư này nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm chuyển phản ánh, kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý, trả lời theo quy định của pháp luật và thông báo cho tổ chức, cá nhân được biết.
...
Trường hợp nội dung phản ánh kiến nghị đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng không thuộc thẩm quyền quyết định, phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phản ánh, kiến nghị, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính sẽ chuyển phản ánh, kiến nghị tới các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền để xử lý, trả lời.
Đồng thời Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính cũng sẽ thông báo cho cá nhân đã gửi phản ánh kiến nghị tới.
Văn phòng Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm gì trong việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị?
Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 18/2022/TT-BGTVT thì Văn phòng Bộ Giao thông vận tải sẽ có một số trách nhiệm sau trong việc tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị:
(1) Bố trí cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý và đề xuất Lãnh đạo Bộ xử lý các phản ánh, kiến nghị theo quy định;
(2) Sử dụng tài khoản quản trị cấp cao để phân quyền quản trị, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; thu hồi quyền của người sử dụng trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chuyển công tác hoặc không tiếp tục tham gia thực hiện quản trị, xử lý phản ánh, kiến nghị;
(3) Công bố công khai các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đã được cấp có thẩm quyền xử lý trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
(4) Quản lý, khai thác và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ quản lý, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị thống nhất trong Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?