Trường hợp người trong cùng một cơ quan tố cáo sai sự thật thì phải xử lý như thế nào theo Điều lệ Đảng, theo pháp luật?
Người trong cùng một Cơ quan tố cáo sai sự thật thì phải xử lý như thế nào theo pháp luật?
Liên quan đến vấn đề anh nêu, tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Căn cứ vào quy định nêu trên, nếu hành vi tố cáo sai sự thật của người tố cáo gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì người tố cáo có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tố cáo.
Trường hợp người trong cùng một cơ quan tố cáo sai sự thật thì phải xử lý như thế nào theo Điều Lệ Đảng, theo pháp luật?
Trong trường hợp người trong cùng một Cơ quan tố cáo sai sự thật thì phải xử lý như thế nào?
Ngoài ra, hành vi tố cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người trong cùng một Cơ quan tố cáo sai sự thật thì phải xử lý như thế nào theo Điều lệ Đảng?
Nếu Đảng viên tố cáo sai sự thật thì còn bị xử lý theo quy định tại điểm d, điểm g khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 38 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 cụ thể như sau:
Vi phạm quy định khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo
...
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
...
d) Vu cáo hoặc cản trở người đang thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; tung tin sai sự thật về tố cáo và giải quyết tố cáo.
...
g) Tố cáo có nội dung bịa đặt, đả kích gây tổn hại uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tổ chức, cưỡng ép, kích động, xúi giục, giúp sức, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật hoặc gây áp lực, đòi yêu sách hoặc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh, trật tự.
Tố cáo sai sự thất thì có thể bị xử lý kỷ luật Đảng theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?