Trường hợp người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì có được giảm xuống mức nhắc nhở không? Người dưới 16 tuổi có bị phạt tiền khi vi phạm không?
Trường hợp người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì có được giảm xuống mức nhắc nhở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
Biện pháp nhắc nhở
1. Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.
2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:
a) Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
3. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản.
Theo đó, người chưa thành niên tử đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình thì người có thẩm quyền xử phạt xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở.
Trường hợp người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì có được giảm xuống mức nhắc nhở không? Người dưới 16 tuổi có bị phạt tiền khi vi phạm không? (Hình từ Internet)
Người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính thì có bị áp dụng hình thức phạt tiền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Nguyên tắc xử lý
...
3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc, phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;
...
Như vậy, theo quy định trên thì sẽ không áp dụng hình thức phạt tiền đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính.
Người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính có thể áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 70 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Quản lý tại gia đình
1. Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại khoản 5 Điều 90 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
2. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
4. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
...
Như vậy, người dưới 16 tuổi vi phạm hành chính có thể áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Người đó đã tự nguyện, khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
- Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp quản lý tại gia đình;
- Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?
- Trách nhiệm cá nhân với hạn chế tập thể tại Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm ghi như thế nào? Căn cứ kiểm điểm đảng viên?
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?