Trường hợp người được tiêm chủng nghĩ mình thuộc trường hợp được nhà nước bồi thường thì cần phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ gì?
- Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại không?
- Trường hợp người được tiêm chủng nghĩ mình thuộc trường hợp được nhà nước bồi thường thì cần phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ gì?
- Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại khi tiêm chủng thì Sở Y tế cần phải làm gì?
Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại không?
Theo Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định các trường hợp được bồi thường sau đây:
Các trường hợp được bồi thường
1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:
a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
b) Người được tiêm chủng bị tử vong.
Theo đó, khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Tiêm chủng (Hình từ Internet)
Trường hợp người được tiêm chủng nghĩ mình thuộc trường hợp được nhà nước bồi thường thì cần phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định cụ thể sau đây:
Hồ sơ, thủ tục xác định trường hợp được bồi thường
1. Cơ sở y tế nơi xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan nhằm phục vụ cho Hội đồng tư vấn chuyên môn tỉnh xác định các trường hợp được bồi thường.
2. Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
a) Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
b) Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong);
đ) Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
[...]
Đối chiếu quy định trên, bạn cần chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau đây:
- Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
- Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
- Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
- Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
Trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại khi tiêm chủng thì Sở Y tế cần phải làm gì?
Theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục xác định trường hợp được bồi thường
[...]
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì Sở Y tế phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại (sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại). Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì Sở Y tế có văn bản hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại, Sở Y tế phải hoàn thành việc xác định nguyên nhân gây tai biến, mức độ tổn thương và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
Như vậy, trong hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người bị thiệt hại, Sở Y tế phải hoàn thành việc xác định nguyên nhân gây tai biến, mức độ tổn thương và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đồng thời báo cáo Bộ Y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, dắt chó đi dạo phải lưu ý những gì? Mức xử phạt khi dắt chó đi dạo không đúng phần đường quy định theo Nghị định 168?
- Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật xe cơ giới nhập khẩu mới nhất? Căn cứ xác định năm sản xuất của xe cơ giới nhập khẩu?
- Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau mới nhất 2025? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
- Kỹ thuật hiện có tốt nhất là gì? Ai có trách nhiệm áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất theo lộ trình do Chính phủ quy định?
- Người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý đối tượng tinh giản biên chế có quyền phê duyệt dự toán số tiền trợ cấp tinh giản biên chế không?