Trường hợp nào trẻ em nhiễm vi rút Adeno phải nhập viện? Điều trị nhiễm vi rút Adeno tại nhà khi ở mức độ nhẹ ra sao?

Cho tôi hỏi: Trẻ em nhiễm vi rút Adeno nhập viện khi nào? Việc điều trị tại nhà cho trẻ được quy định ra sao? - Thắc mắc của chị Liên (Nha Trang).

Trẻ em nhiễm vi rút Adeno được nhập viện khi nào?

Căn cứ theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em (sau đây gọi tắt là "Hướng dẫn") ngày 26/12/2022.

Tại tiểu mục 4.1 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, trẻ em nhiễm vi rút Adeno nhập viện trong các trường hợp sau:

- Bệnh mức độ nhẹ và có yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng.

- Bệnh mức độ trung bình.

- Đối với các mức độ nặng, nguy kịch cần được vào điều trị tại các đơn vị cấp cứu, hồi sức.

Như vậy, khi trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nhẹ và có các dấu hiệu chuyển biến nặng thì người nhà có thể đưa đến các cơ sở khám, chữa bệnh để điều trị, chăm sóc.

Trẻ em nhiễm vi rút Adeno được nhập viện khi nào? Điều trị nhiễm vi rút Adeno tại nhà khi ở mức độ nhẹ ra sao?Trẻ em nhiễm vi rút Adeno được nhập viện khi nào? Điều trị nhiễm vi rút Adeno tại nhà khi ở mức độ nhẹ ra sao? (Hình từ Internet)

Việc điều trị bệnh do vi rút Adeno ở mức độ nhẹ ra sao?

Dựa vào tiểu mục 4.3 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 thì trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nhẹ sẽ được điều trị tại nhà. Người nhà cần theo dõi các dấu hiệu của trẻ, khi phát hiện dấu hiệu nặng thì đưa trẻ đến viện.

Việc điều trị bệnh do vi rút Adeno ở trẻ theo mức độ nhẹ tại nhà được thực hiện như sau:

- Hạ sốt: paracetamol liều 10 - 15 mg/kg/lần nếu sốt ≥ 38,5°C cách 4-6/giờ nếu trẻ sốt lại ≥ 38,5°C.

- Cho trẻ mặc thoáng, phòng thoáng khí, khi sốt ngoài uống hạ sốt có thể kết hợp kèm chườm nước ấm (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể 3-5°C).

- Cho trẻ uống thêm dung dịch điện giải oresol, ăn nhiều bữa, ăn lỏng.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng như: sốt cao liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt; thở nhanh theo tuổi, không ăn uống được, nôn mọi thứ, li bì hoặc kích thích...

Bệnh do vi rút Adeno ở mức độ trung bình sẽ được điều trị thế nào?

Khi trẻ mắc bệnh do vi rút Adeno ở mức độ trung bình thì sẽ được điều trị, chăm sóc tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo đó, công tác điều trị được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

(1) Hỗ trợ hô hấp

- Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng.

- Nếu SpO2 < 96%, ô xy liệu pháp: thở ô xy qua gọng mũi hoặc qua mask.

- Mục tiêu cần đạt SpO2 ≥ 96%.

(2) Thuốc kháng vi rút

Hiện nay chưa có các thuốc kháng vi rút đặc hiệu với HAdV, một số thuốc kháng vi rút đang trong quá trình nghiên cứu như cidofovir. Thuốc hiện chưa có trên thị trường Việt Nam.

(3) Kháng sinh

Khi có viêm phổi, hoặc khi trên lâm sàng và xét nghiệm có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn (CRP > 10 mg/dl, hoặc tốt hơn dựa vào procalcitonin trên 0,5 ng/ml).

Lựa chọn kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Sau 48 - 72 giờ sử dụng kháng sinh, cần đánh giá người bệnh có đáp ứng với kháng sinh qua đánh giá dấu hiệu lâm sàng tốt hơn, và các chỉ số viêm giảm rõ rệt (bạch cầu, CRP hoặc procalcitonin).

Công tác điều trị bệnh do vi rút Adeno ở mức độ nặng bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo nội dung tại tiểu mục 4.5 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, việc điều trị bệnh do vi rút Adeno ở mức độ nặng như sau:

(1) Hỗ trợ hô hấp

- Đích điều trị cần đạt: SpO2 ≥ 95% khi được thở ô xy bằng các phương pháp khác nhau.

- Các phương pháp cung cấp ô xy:

+ Thở oxy gọng mũi (được ưa dùng ở trẻ vì dễ dung nạp hơn): lưu lượng từ thở từ: 0,5 - 6 L/ph, nếu oxy cung cấp với lưu lượng ≥ 2 L/ph, nhưng SpO2 < 92% có thể lựa chọn phương pháp thay thế dưới đây:

+ Oxy qua mask với lưu lượng > 5 lít/ph (FiO2: 40 - 60%).

+ Oxy lều với lưu lượng 5 lít/ph (FiO2: 30-90%).

+ Oxy qua hệ thống Mask venturi (FiO2: 28-60%).

+ Oxy qua hệ thống Mask không thở lại với lưu lượng 10 - 15 lít/ph (FiO2: 80 - 90%).

(2) Tư thế

Người bệnh có thể nằm sấp 30 - 120 phút, sau đó 30 - 120 phút nằm nghiêng trái, nghiêng phải và tư thế ngồi thẳng.

(3) Corticosteroid

Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của việc sử dụng corticosteroid đối với người bệnh nhiễm Adenovirus.

Đối với các trường hợp viêm phổi nặng có tăng phản ứng viêm không đặc hiệu, cân nhắc chỉ định corticosteroid tùy theo từng trường hợp cụ thể.

(4) Immunoglobulin đường tĩnh mạch (IVIG)

Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về hiệu quả của việc sử dụng IVIG đối với người bệnh nhiễm vi rút adeno.

Tuy nhiên, chỉ định IVIG trong những trường hợp sau:

- Giảm nồng độ IgG máu.

- Người bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp nặng (SCID), hoặc có kèm theo bệnh nền, bệnh phối hợp khác có chỉ định sử dụng IVIG.

- Trong trường hợp nhiễm vi rút adeno có bão cytokin hoặc tăng phản ứng viêm không đặc hiệu, cân nhắc chỉ định IVIG tùy theo từng trường hợp cụ thể.

(5) Thuốc kháng vi rút

Hiện nay chưa có các thuốc kháng vi rút đặc hiệu với HAdV. Thuốc hiện chưa có trên thị trường Việt Nam.

(6) Kháng sinh/kháng nấm

Dùng kháng sinh khi:

- Viêm phổi

- hoặc Nhiễm khuẩn huyết

- hoặc khi trên lâm sàng và xét nghiệm có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn (CRP > 10 mg/dl hoặc tốt hơn dựa vào procalcitonin 0,5 ng/ml).

Lựa chọn kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

Sau 48 - 72 giờ sử dụng kháng sinh, cần đánh giá người bệnh có đáp ứng với kháng sinh, qua đánh giá dấu hiệu lâm sàng tốt hơn và các chỉ số viêm giảm rõ rệt (bạch cầu, CRP hoặc procalcitonin).

(7) Theo dõi

Theo dõi các dấu hiệu hô hấp nặng cần chuyển thở NCPAP, thở máy không xâm nhập, HFNC hoặc xâm nhập như:

- Trẻ khó thở hơn, co rút lồng ngực, co kéo cơ hô hấp...,

- Tăng nhu cầu ô xy hoặc có dấu hiệu sốc (da lạnh, nhịp tim nhanh hơn so với tuổi, refil >2’, ạnh ngoại biên) trẻ kích thích, quấy khóc...

- SpO2 < 95%...

(8) Xét nghiệm

Chỉ định xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh theo diễn biến của người bệnh và điều kiện của cơ sở điều trị

Như vậy, công tác điều trị bệnh do vi rút Adeno ở mức độ nặng bao gồm 08 nội dung nêu trên.

Vi rút Adeno
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
05 triệu chứng nhiễm vi rút Adeno ở trẻ là gì? Bệnh do vi rút Adeno diễn biến nặng hơn trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Xét nghiệm vi rút Adeno có bao nhiêu hình thức? Người được gọi là phơi nhiễm với vi rút adeno trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người nhiễm vi rút Adeno có thể diễn biến nặng hơn khi có những yếu tố nào? Có thể bị giãn phế quản nếu bị nhiễm vi rút Adeno?
Pháp luật
Bệnh do vi rút Adeno có bao nhiêu mức độ? Chẩn đoán ca bệnh và chẩn đoán phân biệt các dấu hiệu được quy định thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào trẻ em nhiễm vi rút Adeno phải nhập viện? Điều trị nhiễm vi rút Adeno tại nhà khi ở mức độ nhẹ ra sao?
Pháp luật
Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao?
Pháp luật
Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như thế nào?
Pháp luật
Xử lý thi hài người bệnh nhiễm vi rút Adeno tử vong ra sao? Dấu hiệu nào nhận biết người bệnh nhiễm vi rút Adeno đang ở tình trạng nguy kịch?
Pháp luật
Đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao?
Pháp luật
Công văn 1059/DP-DT năm 2022: Hướng dẫn triển khai công tác phòng chống dịch bệnh từ vi rút Adeno?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi rút Adeno
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,022 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi rút Adeno

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi rút Adeno

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào