Trường hợp nào Tổng Giám đốc PVN bị cách chức? Ai có quyền quyết định kỷ luật Tổng Giám đốc sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương?
Trường hợp nào Tổng Giám đốc PVN bị cách chức?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định
Miễn nhiệm, cách chức đối với Tổng Giám đốc
...
2. Tổng Giám đốc bị cách chức trong các trường hợp sau đây:
a) Để PVN lỗ 02 năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu nhà nước giao trong 02 năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ theo nghị quyết hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; lỗ hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; PVN vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh trái với quy định của pháp luật;
b) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên giao; vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Quy chế quản lý nội bộ của PVN;
c) Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của PVN;
d) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của PVN;
đ) Vi phạm một trong số các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người quản lý quy định tại Điều 50 Điều lệ này;
e) Bị truy tố và bị Tòa tuyên là có tội;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Tổng Giám đốc PVN bị cách chức trong các trường hợp sau đây:
Để PVN lỗ 02 năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu nhà nước giao trong 02 năm liên tiếp.
Hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ.
Hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ theo nghị quyết hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Lỗ hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; PVN vi phạm pháp luật hoặc có hoạt động kinh doanh trái với quy định của pháp luật;
Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng thành viên giao; vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, Quy chế quản lý nội bộ của PVN;
Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của PVN;
Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng địa vị, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc tổ chức, cá nhân khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của PVN;
Vi phạm một trong số các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người quản lý quy định tại Điều 50 Điều lệ này;
Bị truy tố và bị Tòa tuyên là có tội;
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định kỷ luật Tổng Giám đốc sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương? (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định kỷ luật Tổng Giám đốc PVN sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương?
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ nhiệm Tổng Giám đốc
1. Tổng Giám đốc PVN là thành viên Hội đồng thành viên PVN. Trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ. Tổng Giám đốc PVN do Hội đồng thành viên PVN quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương.
...
Theo đó, Tổng Giám đốc PVN do Hội đồng thành viên PVN có quyền quyết định kỷ luật Tổng Giám đốc PVN sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công Thương.
Ai là người đại diện theo pháp luật của PVN?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đại diện theo pháp luật của PVN
Người đại diện theo pháp luật của PVN là Tổng Giám đốc PVN.
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?