Trường hợp nào thì nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con chấm dứt? Ai là người có quyền yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
- Có phải sau ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ do người không trực tiếp nuôi con thực hiện hay không?
- Mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn được tính như thế nào?
- Trường hợp nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con chấm dứt?
- Ai là người có quyền yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Có phải sau ly hôn thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ do người không trực tiếp nuôi con thực hiện hay không?
Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Như vậy, sau khi ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Ai là người có quyền yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn được tính như thế nào?
Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng nuôi con của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Như vậy theo quy định nêu trên thì cha mẹ có thể tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét đến điều kiện để đảm bảo cho con chung được phát triển đầy đủ về vật chất điều kiện ăn học, sinh hoạt…đồng thời cân nhắc mức thu nhập của hai bên cha mẹ.
Hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản nào quy định cụ thể về số tiền cấp dưỡng nuôi con.
Trường hợp nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ không trực tiếp nuôi con chấm dứt?
Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp chấp dứt nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật."
Bên cạnh đó tại Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
"Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này."
Theo quy định vừa nêu trên thì việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, trường hợp con bạn đủ 18 tuổi và có khả năng lao động thì nghĩa vụ cấp dưỡng đối với chồng bạn sẽ chấm dứt. Hoặc nếu thuộc các trường hợp còn lại tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình nêu trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng bạn cũng sẽ chấm dứt.
Ai là người có quyền yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng?
Căn cứ Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."
Theo quy định trên thì người có quyền yêu cầu cha mẹ không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm:
- Người được cấp dưỡng;
- Cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng;
Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?