Trường hợp nào phải phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường? Trình tự phê duyệt được thực hiện như thế nào?
Trường hợp nào phải phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường
1. Trường hợp phê duyệt Phương án khai thác:
a) Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên; b) Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên; c) Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng;
d) Thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng;
đ) Khai thác gỗ rừng trồng loài thực vật rừng thông thường do Nhà nước
là đại diện chủ sở hữu;
e) Khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này đối với diện tích rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng sản xuất là rừng tự nhiên do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Phương án khai thác đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Như vậy theo quy định trên phải phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường trong các trường hợp sau:
- Khai thác tận dụng gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
- Khai thác tận thu gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên;
- Khai thác thực vật rừng ngoài gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên là rừng đặc dụng.
- Thu thập mẫu vật thực vật rừng thông thường phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ từ rừng đặc dụng.
- Khai thác gỗ rừng trồng loài thực vật rừng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
- Khai thác gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
Trường hợp nào phải phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường? Trình tự phê duyệt được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định trình tự phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường như sau:
- Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đến Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT. Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định 45/2020/NĐ-CP.
- Thời gian trả lời tính hợp lệ của thành phần hồ sơ:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính hợp lệ của thành phần hồ sơ cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan phê duyệt xem xét tính hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Phương án khai thác lâm sản và trả kết quả cho chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân được chủ rừng ủy quyền; trường hợp không phê duyệt thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt Phương án khai thác thực vật rừng thông thường bao gồm:
- Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt Phương án khai thác theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
- Bản chính Phương án khai thác theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
- Bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản sao quyết định phê duyệt dự án lâm sinh hoặc tài liệu chứng minh việc thực hiện các biện pháp lâm sinh hoặc chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.
Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?