Trường hợp nào phải kiểm định chất lượng tài sản đập thủy lợi? Tiêu chí nghiệm thu kết quả bảo dưỡng theo chất lượng tài sản đập thủy lợi là gì?
Cá nhân khai thác đập thủy lợi phải thực hiện kiểm tra những nội dung gì?
Theo Điều 10 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm tra tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện nội dung sau:
a) Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất;
b) Lập và phê duyệt dự toán kinh phí phục vụ công tác kiểm tra;
c) Thực hiện công tác kiểm tra phần công trình thủy công; phần cơ khí; máy móc, thiết bị;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra.
2. Yêu cầu báo cáo kết quả công tác kiểm tra:
a) Đánh giá hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị;
b) Đề xuất, kiến nghị.
Theo đó, cá nhân khai thác đập thủy lợi thực hiện kiểm tra những nội dung sau:
- Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất;
- Lập và phê duyệt dự toán kinh phí phục vụ công tác kiểm tra;
- Thực hiện công tác kiểm tra phần công trình thủy công; phần cơ khí; máy móc, thiết bị;
- Báo cáo kết quả kiểm tra.
Trường hợp nào phải kiểm định chất lượng tài sản đập thủy lợi? Tiêu chí nghiệm thu kết quả bảo dưỡng theo chất lượng tài sản đập thủy lợi là gì? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cá nhân khai thác đập thủy lợi phải kiểm định chất lượng tài sản?
Theo Điều 12 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm định chất lượng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện nội dung sau:
a) Lập, trình phê duyệt kế hoạch kiểm định;
b) Lập, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí phục vụ công tác kiểm định;
c) Tổ chức thực hiện kiểm định theo quy định của tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định của pháp luật có liên quan;
d) Thực hiện kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ theo quy định;
đ) Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm định và đề xuất, kiến nghị.
2. Kiểm định được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Kiểm định định kỳ theo quy định hoặc quy trình bảo trì được phê duyệt;
b) Khi phát hiện công trình có những hư hỏng của một số bộ phận, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
c) Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
d) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền phê duyệt đề cương, dự toán nhiệm vụ kiểm định chất lượng thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
4. Đối với công trình thủy lợi là hồ chứa nước, đập dâng, thực hiện kiểm định an toàn theo quy định của Nghị định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Theo đó, cá nhân khai thác đập thủy lợi thực hiện kiểm định chất lượng tài sản đập thủy lợi trong các trường hợp sau:
- Kiểm định định kỳ theo quy định hoặc quy trình bảo trì được phê duyệt;
- Khi phát hiện công trình có những hư hỏng của một số bộ phận, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
- Khi có yêu cầu đánh giá chất lượng hiện trạng công trình phục vụ cho việc lập quy trình bảo trì đối với những công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì;
- Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình;
- Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tiêu chí nghiệm thu kết quả bảo dưỡng theo chất lượng tài sản đập thủy lợi là gì?
Theo Điều 13 Thông tư 05/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện nội dung sau:
a) Lập kế hoạch bảo dưỡng và phê duyệt dự toán kinh phí nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ;
b) Thực hiện bảo dưỡng;
c) Báo cáo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu;
d) Lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ.
2. Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo chất lượng thực hiện:
a) Thông số của công trình, máy móc, thiết bị sau khi bảo dưỡng phải đảm bảo theo thông số thiết kế ban đầu;
b) Đảm bảo sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
Theo đó, tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo dưỡng tài sản đập thủy lợi theo chất lượng thực hiện:
- Thông số của công trình, máy móc, thiết bị sau khi bảo dưỡng phải đảm bảo theo thông số thiết kế ban đầu;
- Đảm bảo sự hoạt động bình thường của công trình và máy móc, thiết bị theo tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành.
Ngoài ra, cá nhân khai thác đập thủy lợi thực hiện bảo dưỡng tài sản đập thủy lợi theo quy trình như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch bảo dưỡng và phê duyệt dự toán kinh phí nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ, dụng cụ;
Bước 2: Thực hiện bảo dưỡng;
Bước 3: Báo cáo, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu;
Bước 4: Lập hồ sơ thanh quyết toán, lưu trữ hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?