Trường hợp nào phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?

Cho hỏi trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm? - Câu hỏi của anh Quang tại Cần Thơ

Trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?

Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm bao gồm:

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

+ Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.

Trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?

Trường hợp nào phải đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm? (Hình từ Internet)

Điều kiện cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định điều kiện cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm như sau

- Thực vật biến đổi gen được ít nhất 05 (năm) nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó.

- Thực vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Hội đồng) thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đó đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi.

- Các trường hợp khác.

+ Trường hợp sự kiện thực vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sự kiện thực vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi;

+ Trường hợp thực vật mang sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đơn lẻ đã được cấp Giấy xác nhận thì thực vật đó được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

Cơ quan tiếp nhận và cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?

Đầu tiên, bên đi đăng ký cấp Giấy xác nhận cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT.

Sau đó, gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ Điều 8 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ xem xét hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian xem xét hồ sơ hợp lệ.

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ:

+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đăng tải thông tin và bản tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến công chúng; tổng hợp và gửi Hội đồng. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.

+ Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội đồng để đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 1 Điều 6 của Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT và 180 (một trăm tám mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT

Cuối cùng, căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp Giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đăng ký, căn cứ Điều 9 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT:

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp Giấy xác nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng.

+ Trường hợp hồ sơ đăng ký không đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký.

Mức thu phí thẩm định cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT quy định:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận
1. Nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại kể cả trong trường hợp sản phẩm bị từ chối cấp Giấy xác nhận.

Theo đó, bên đi đăng ký có trách nhiệm nộp phí để được cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm.

Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 78/2018/TT-BTC, mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hiện nay là 105.000.000 đồng/01 lần thẩm định

Sinh vật biến đổi gen
Thực vật biến đổi gen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyết định công nhận Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực vật biến đổi gen là gì? Điều kiện cấp giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
Pháp luật
Nhập khẩu trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Xử phạt bao nhiêu tiền đối với hành vi vi phạm về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen?
Pháp luật
Sinh vật biến đổi gen là gì? Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm biến đổi gen là gì? Điều kiện cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Được phép yêu cầu bảo mật thông tin về sinh vật biến đổi gen không? Sử dụng sinh vật biến đổi gen làm thực phẩm kinh doanh có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Mức độ rủi ro của sinh vật biến đổi gen được phân thành mấy cấp? Có bắt buộc thẩm định báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra?
Pháp luật
Sản xuất sản phẩm của sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm cần tuân thủ quy định gì? Điều kiện được cấp Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm?
Pháp luật
Nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen cần đáp ứng yêu cầu an toàn sinh học ra sao? Có bao nhiêu mức độ an toàn sinh học trong nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen?
Pháp luật
Cá nhân nghiên cứu tạo ra sinh vật biến đổi gen có phải công khai mức độ rủi ro đối với đa dạng sinh học? Nguyên tắc đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với đa dạng sinh học là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh vật biến đổi gen
1,072 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sinh vật biến đổi gen Thực vật biến đổi gen

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sinh vật biến đổi gen Xem toàn bộ văn bản về Thực vật biến đổi gen

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào