Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú? Thủ tục đăng ký tạm trú năm 2023 quy định như thế nào?
Trường hợp nào công dân không phải đăng ký tạm trú?
Căn cứ tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác dưới 30 ngày thì công dân không cần phải đăng ký tạm trú.
Tuy nhiên, trong trường hợp công dân đến sinh sống tại một chỗ ở khác với nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác nhưng không đến 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú.
Trường hợp nào công dân không phải đăng ký tạm trú? (Hình từ internet)
Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú được quy định như thế nào?
Hồ sơ đăng ký tạm trú:
- Căn cứ tại khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020 được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký tạm trú như sau:
Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
- Như vậy, theo quy định trên hồ sơ đăng ký tạm trú gồm có:
+ Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ,
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Thủ tục đăng ký tạm trú:
- Căn cứ tại khoản 2 Điều 28 Luật cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký tạm trú như sau:
Thủ tục đăng ký tạm trú
...
2.Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Theo căn cứ nêu trên thì thủ tục đăng ký tạm trú được quy định như sau:
+ Người đăng ký tạm trú hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú
+ Cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
+ Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cấp nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú, trường hượp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp nào sẽ xóa đăng ký tạm trú?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020 được hướng dẫn bởi Điều 20 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định như sau:
Xóa đăng ký tạm trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
c) Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
d) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
e) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
g) Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
h) Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo căn cứ trên thì những trường bị xóa đăng ký tạm trú là:
- Người chết, có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú theo quy định
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 6 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
- Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
- Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?