Trường hợp nào Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản?
Bên tặng cho bất động sản có quyền bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước khi tặng cho bất động sản đó không?
Bên tặng cho bất động sản có quyền bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước khi tặng cho bất động sản đó hay không được quy định tại Điều 462 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định về việc tặng cho tài sản có điều kiện có đề cập, bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy có thể hiểu, bên tặng cho bất động sản có quyền yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước khi tặng cho bất động sản đó.
Trường hợp nào Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản? (hình từ internet)
Trường hợp nào Hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản?
Tặng cho bất động sản quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Theo quy định này, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Cũng theo quy định này thì hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Cụ thể, các loại tài sản được xếp vào bất động sản được quy định tại Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Bất động sản và động sản
1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Theo đó, tài sản là bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu sẽ có thể là các loại tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng hoặc các loại tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Ví dụ về tài sản là bất động sản nhưng không cần đăng ký quyền sở hữu: Hàng rào, bờ tường, giếng nước,...
Hợp đồng tặng cho bất động sản là hợp đồng đơn vụ hay song vụ?
Các loại hợp đồng chủ yếu được quy định tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
...
Theo quy định này, hợp đồng song vụ được hiểu là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Trong khi đó, hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
Và hợp đồng tặng cho tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Về cơ bản, hợp đồng tặng cho tài sản chỉ phát sinh nghĩa vụ đối với bên tặng cho tài sản, như vậy hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bên tặng cho tài sản là bất động sản có quyền yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho bất động sản đó, điều này vô tình tạo ra nghĩa vụ cho bên được tặng cho, nên ở đây hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản lại là hợp đồng song vụ.
Tóm lại, hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản vừa có thể là hợp đồng đơn vụ, vừa có thể là hợp đồng song vụ, tùy thuộc hợp đồng có đề cập bên nhận tặng cho phải thực hiện nghĩa vụ trước hoặc sau khi nhận tặng cho tài sản hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?