Trường hợp nào Hội đồng giám đốc thẩm vụ án hình sự hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án?
Hội đồng giám đốc thẩm có được quyền hủy bản án đã có hiệu lực và đình chỉ vụ án hay không?
Căn cứ theo Điều 388 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm, theo đó Hội đồng giám đốc thẩm có những quyền sau:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại;
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
- Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
Phiên tòa giám đốc thẩm được tiến hành theo thủ tục như thế nào?
Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được quy định như thế nào?
Theo Điều 386 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm cụ thể như sau:
(1) Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án.
- Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.
- Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
(2) Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
- Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
(3) Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Trường hợp nào Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án?
Căn cứ theo Điều 392 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án như sau:
“Điều 392. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án
Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này.”
Tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự cụ thể như sau:
“Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.”
Theo đó, Hội đồng giám đốc thẩm sẽ hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ sau đây:
- Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, trường hợp có căn cứ xác định hành vi của người bị kết án không cấu thành tội phạm thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thể hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?