Trường hợp nào hoạt động cảng, bến thủy nội địa bị đóng hoặc tạm dừng? Hồ sơ và thủ tục công bố đóng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa như thế nào?
Trường hợp nào hoạt động cảng, bến thủy nội địa bị đóng hoặc tạm dừng?
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 24 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về đóng, tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa cụ thể:
- Cảng, bến thủy nội địa được công bố đóng trong các trường hợp sau:
a) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Theo đề nghị của chủ cảng, bến.
- Thẩm quyền công bố đóng cảng, bến thủy nội địa
Cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19 Nghị định này đồng thời là cơ quan có thẩm quyền công bố đóng cảng, bến thủy nội địa.
Hoạt động cảng, bến thủy nội địa bị đóng hoặc tạm dừng
Hồ sơ và thủ tục công bố đóng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa
Căn cứ ở khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 24 Nghị định 08/2021/NĐ-CP ghi nhận hướng dẫn như sau:
- Hồ sơ công bố đóng cảng, bến thủy nội địa
a) Văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn đề nghị đóng cảng, bến thủy nội địa của chủ cảng, bến đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Thủ tục công bố đóng cảng, bến thủy nội địa
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an yêu cầu đóng cảng, bến thủy nội địa phải thông báo đến người quản lý khai thác cảng, bến trước thời điểm dự kiến đóng cảng, bến thủy nội địa ít nhất 60 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Trong thông báo phải ghi rõ lý do đóng cảng, bến thủy nội địa. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người quản lý, khai thác cảng, bến có quyền kiến nghị, thỏa thuận về việc đóng cảng, bến thủy nội địa với cơ quan ra thông báo;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, chủ cảng, bến thủy nội địa gửi văn bản, đơn đề nghị đóng cảng, bến thủy nội địa đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, đơn đề nghị của cơ quan, chủ cảng, bến quy định tại điểm b khoản này, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa;
d) Quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Cơ quan ban hành quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa phải gửi quyết định đến chủ cảng, bến, Cảng vụ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cảng, bến thủy nội địa, tổ chức, cá nhân có liên quan và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký và xóa tên cảng, bến thủy nội địa trong danh bạ quản lý cảng, bến thủy nội địa.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định công bố đóng cảng, bến thủy nội địa có hiệu lực, chủ cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong khu vực vùng nước của cảng, bến thủy nội địa (nếu có), tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến thủy nội địa. Chi phí để thanh thải vật chướng ngại trong khu vực vùng nước của cảng, bến thủy nội địa (nếu có), tháo dỡ báo hiệu đường thủy nội địa của cảng, bến thủy nội địa do chủ cảng, bến chi trả, trừ trường hợp đóng cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do cơ quan đề nghị đóng cảng, bến chi trả.
Cảng, bến thủy nội địa phải tạm dừng hoạt động trong các trường hợp nào?
Theo khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Nghị định 08/2021/NĐ-CP như sau:
- Cảng, bến thủy nội địa phải tạm dừng hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Công trình hết thời hạn sử dụng;
b) Công trình gặp sự cố có nguy cơ mất an toàn công trình, an toàn của người, phương tiện; ảnh hưởng đến an toàn công trình liền kề, môi trường và của cộng đồng theo quy định.
- Tạm dừng hoạt động cảng, bến thủy nội địa
a) Người quản lý khai thác cảng, bến phải thông báo bằng văn bản gửi Cảng vụ về việc tạm dừng hoạt động của cảng, bến thủy nội địa trong các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Khi nhận thông báo của người quản lý khai thác cảng trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tạm dừng hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
c) Khi nhận thông báo của người quản lý khai thác cảng, bến trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều này, Cảng vụ có trách nhiệm gửi văn bản đến người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa yêu cầu dừng khai thác cảng, bến thủy nội địa để khắc phục hư hỏng, sự cố, đồng thời thông báo đến các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tạm dừng hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
d) Cảng, bến thủy nội địa chỉ được tiếp tục hoạt động trở lại khi đã được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn và được Cảng vụ xác nhận;
đ) Trường hợp công trình cảnghết thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa phải thực hiện kiểm định chất lượng công trình, thực hiện cải tạo, sửa chữa hư hỏng (nếu có) để bảo đảm an toàn, công năng sử dụng của công trình và đề nghị công bố hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?